"Tuyết máu" - tín hiệu đáng ngại của biến đổi khí hậu
Tuyết máu là tín hiệu Trái Đất đang lâm nguy.
- 01-07-2022Chủ tịch Fed: Nền kinh tế đã vĩnh viễn thay đổi từ biến cố năm 2020
- 01-07-2022HSBC: Bùng nổ FDI vào Đông Nam Á, Việt Nam đã chuyển mình thành ngôi sao đang lên trong chuỗi cung ứng toàn cầu
- 01-07-2022Bánh mì trở thành biểu tượng của giàu có tại quốc gia kín tiếng nhất thế giới
Trong thời kỳ biến đổi khí hậu, một số khu vực sẽ xuất hiện hiện tượng “tuyết máu”. Đây là các chấm màu đỏ được tạo thành từ loại tảo nhỏ mọc trên những dãy núi tuyết. Loại tảo này ban đầu có màu xanh lục, nhưng khi gặp ánh sáng mặt trời, nó sẽ chuyển sang màu đỏ, tạo nên khung cảnh đáng sợ.
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Mỹ đã thu thập nhiều mẫu tuyết màu đỏ trên núi Le Brévent ở Pháp. Họ phát hiện có sự liên kết giữa tảo tuyết, được gọi là Sanguina nivaloides, với nồng độ carbon dioxide (CO2) cao.
Chỉ trong tháng này, Hiệp hội Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ báo cáo rằng mức CO2 trong khí quyển hiện cao hơn 50% so với thời kỳ tiền công nghiệp, đây được cho là mức cao nhất trong hàng triệu năm qua. Hiện tượng nóng lên toàn cầu đang góp phần làm giảm lượng băng tuyết trên khắp thế giới.
Theo NASA, tuyết sạch là một trong nhiều vùng tự nhiên chống lại sức nóng của Mặt trời, vì lớp băng tuyết trắng sáng có thể phản xạ hơn 80% ánh sáng mặt trời, phản xạ nhiệt trở lại không gian. Tuyết bị ảnh hưởng bởi tảo sẽ giảm mạnh chức năng này.
Những điểm sẫm màu trong tuyết, như bụi bẩn và thậm chí cả tảo đỏ, hấp thụ nhiệt thay vì phản xạ nó, góp phần làm ấm lên. Có nghĩa là sự hiện diện ngày càng nhiều của tảo sẽ làm tăng tốc độ tuyết tan chảy.
“Trời càng ấm, càng có nhiều tảo và tuyết càng tan nhanh”, Alberto Amato, một nhà nghiên cứu cho biết. “Đó là một vòng luẩn quẩn mà chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu để giải quyết”.
Tham khảo: Gizmodo
Trí thức trẻ