MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

U50 tôi ngậm ngùi đi xin việc vì khởi nghiệp thất bại: Rải nhiều CV vẫn trắng tay, cay đắng nhận ra sếp phỏng vấn là thực tập sinh cũ

18-10-2023 - 12:35 PM | Sống

Kinh doanh chưa bao giờ là dễ dàng!

U50 tôi ngậm ngùi đi xin việc vì khởi nghiệp thất bại: Rải nhiều CV vẫn trắng tay, cay đắng nhận ra sếp phỏng vấn là thực tập sinh cũ - Ảnh 1.

Hình minh họa

Khởi nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng, bất kể bạn là ai, có nhiều kinh nghiệm như thế nào. Tâm sự của cựu CEO tên Liu Peng là một minh chứng.

“Ít lâu sau khi tốt nghiệp đại học, tôi và bạn gái mở một công ty truyền thông với thế mạnh làm các video ngắn. Chúng tôi đã cùng nhau mơ về một tương lai tươi sáng, hào hứng thuê nhà kho, tìm diễn viên, quay phim...

Thế nhưng, công cuộc kinh doanh khó hơn tôi tưởng. Tiền tiết kiệm cạn kiệt. Rất khó để thuyết phục các nhà đầu tư tin vào dự án của chúng tôi. Để giảm chi phí, tôi và bạn gái phải chuyển xuống sống tầng hầm chung cư.

Được một thời gian gắng gượng, tôi từ bỏ, bấm bụng gửi CV xin việc làm thuê. Giấc mơ làm ông chủ tan thành mây khói.

Mùa hè năm ấy, trời nóng như đổ lửa. Mỗi ngày, tôi mặc sơ mi, quần jean ngược xuôi đi xin việc. Một số nhà tuyển dụng đọc hồ sơ xong chỉ lắc đầu. Thật khó để thuyết phục rằng doanh nghiệp của tôi thất bại và có căn cứ nào để tôi mang lại hiệu suất cho công ty mới”.

Dacheng, hơn 40 tuổi, cựu CMO (giám đốc tiếp thị) một công ty khởi nghiệp cũng từng gặp phải chuyện bi hài.

“Tôi từng là giám đốc tiếp thị của một công ty tài chính ở Bắc Kinh, sau đó được mời lên làm đồng sáng lập. Tuy nhiên, chỉ tiêu hàng quý công ty đặt ra cho rất cao. Tôi rụng tóc nhiều vì stress và cuối cùng chọn cách ra đi.

Hành trình đi xin việc bắt đầu. Tới một công ty nọ, người phỏng vấn tôi là một giám đốc cấp cao. Khi gặp, tôi choáng váng vì người này từng là thực tập sinh trước đây của mình tại cơ quan cũ. Mức lương họ đề xuất không cao, vậy nên tôi quyết định từ bỏ.

Thật xấu hổ khi để người khác biết tình cảnh của mình. Tôi tiếp tục đi tìm việc trong nửa năm nữa. Ai nấy đều nghĩ tôi là gã trung niên lớn tuổi, kém sáng tạo và mang theo áp lực cuộc sống”.

Thực tế, rất nhiều người muốn bỏ việc để trải nghiệm cảm giác làm ông chủ, song cũng có những người khởi nghiệp thất bại, đành quay trở lại làm thuê. Điều hành cả một doanh nghiệp không phải điều dễ dàng.

Ngược lại, vẫn có những người dù đã ở vị trí cao vẫn chấp nhận bỏ nghề để khởi nghiệp. Câu chuyện về anh Feng Lin là ví dụ điển hình.

“Tôi tên là Feng Lin, sau khi tốt nghiệp đi làm công nhân tại một công xưởng. Sau nhiều năm nỗ lực, cuối cùng tôi cũng được thăng chức lên giám đốc.

Ở tuổi 48, vì một ý nghĩ điên rồ, tôi quyết định từ chức để khởi nghiệp. Không ai ngờ được rằng tai họa ập đến vào năm 2020, khi đại dịch bùng phát. Rất may, ảnh hưởng của nó đến công ty không thực sự lớn và rõ ràng. Sản phẩm của chúng tôi vẫn có thể sản xuất và bán ra được.

Cứ nghĩ sang 2022 mọi việc sẽ ổn định nhưng dịch bệnh cứ bùng phát liên tục, việc kinh doanh đóng băng. Việc bị ngân hàng thông báo phải trả khoản vay 1 triệu NDT trong 10 ngày khiến tôi phải chạy vạy khắp nơi. Một người bạn đã dùng mối quan hệ của anh ấy để giúp tôi hoãn nợ”.

Như vậy, khởi nghiệp chưa bao giờ là một quá trình dễ dàng và người có ý chí thép đến mấy cũng không tránh khỏi những lúc mắc sai lầm. Có những sự việc trông thật đơn giản nhưng cũng có những điều chỉ những người trong cuộc mới có thể hiểu.

Khởi nghiệp chưa bao giờ là con đường làm giàu duy nhất. Bắt đầu với một công việc tay trái sẽ giúp bạn gặp ít rủi ro hơn, với tỷ lệ thành công cao hơn. Câu chuyện về lập trình viên Grant Sabatier là minh chứng.

"Khi mới đi làm tôi kiếm được 50.000 USD/năm và tiết kiệm khoảng 20% thu nhập. Thấy không đủ, tôi quyết định bắt đầu công việc “tay trái” là xây dựng website cho công ty luật và đầu tư phần lớn thu nhập của mình.

Tôi làm việc nhiều giờ mỗi tuần; hi sinh cả những hoạt động ngoài lề như dự tiệc chia tay độc thân hay đi ăn. Tôi biết lợi ích của việc này là giúp bản thân tiết kiệm được nhiều hơn. Tôi luôn hướng về phía trước để đảm bảo rằng mọi thứ không bị trì hoãn.

Sau khi thu nhập từ công việc tay trái chạm mốc 200.000 USD, tôi quyết định từ bỏ công việc hành chính đang làm. Từ một lập trình viên làm website cho công ty chỉ có 3 nhân sự, tôi nay có cơ hội tiếp cận những doanh nghiệp có quy mô 500 người. Dĩ nhiên, phí thu về sẽ nhiều hơn.

Tất nhiên, làm việc tay trái như vậy sẽ có nhiều rủi ro, chẳng hạn tôi phải tự trả bảo hiểm y tế cho bản thân. Ngoài ra, sẽ ra sao nếu không còn ai thuê tôi nữa? Tuy nhiên, những rủi ro đó đều đã được tính toán rõ ràng: chỉ cần 200.000 USD, tôi có thể sống đủ 2 năm mà không lo chết đói".

Theo: Xuehua, BI

Theo Vũ Anh

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên