MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

U70 ăn Tết ở nhà con trai, tôi thấm thía: Con bất hiếu thường trách ba mẹ, người xấu mắc nợ oán chủ cho vay

28-01-2024 - 08:45 AM | Sống

Sau tất cả, tôi lựa chọn vào viện dưỡng lão an dưỡng tuổi già chứ không muốn tiếp tục trở thành chỗ cho con trút gánh nặng tài chính.

Mỗi dịp Tết đến, người người nhà nhà treo đèn, rước hoa, mong ngóng người thân từ xa trở về cùng quây quần ăn bữa cơm ấm cúng. Có lẽ chỉ có riêng tôi là chẳng thiết tha cũng không mong ngóng xuân về. Bởi mỗi năm Tết đến là một lần nhắc lại bài học thấm thía mà tôi đã từng trải.

Tâm sự chuyện cuối năm: Con bất hiếu thường trách ba mẹ, người xấu mắc nợ oán chủ cho vay

Chồng tôi là giáo viên, còn tôi vốn là lao động tự do, kiếm sống bằng nghề bán hàng. Hai vợ chồng đến với nhau chẳng có gì ngoài hai bàn tay trắng. Vì cả hai bên nội ngoại đều khó khăn, nên hai vợ chồng tôi đều tự mình làm lụng tích góp nhiều năm mới có cuộc sống như hiện tại. Tuy không quá giàu có nhưng tôi cũng có vài khoản tiết kiệm đủ để dưỡng già, còn chồng tôi thì có một khoản lương hưu.

U70 ăn Tết ở nhà con trai, tôi thấm thía: Con bất hiếu thường trách ba mẹ, người xấu mắc nợ oán chủ cho vay - Ảnh 1.

Vì muốn toàn tâm toàn ý, nuôi con với điều kiện tốt nhất nên vợ chồng tôi chỉ sinh duy nhất một người con trai. Cũng chính vì có mỗi một đứa con, nên hai vợ chồng tôi chăm sóc nâng niu con từng chút một.

Được chứng kiến con trưởng thành và xây dựng gia đình là niềm hạnh phúc to lớn của vợ chồng tôi. Ngày con kết hôn, nhà gái thách cưới 30.000 NDT (khoảng 100 triệu đồng) và một căn nhà. Vợ chồng tôi quyết định bán miếng đất ở quê cho con trai tiền mua nhà. Riêng khoản tiền thách cưới, vợ chồng tôi vốn định để con trai tự lo vì nghĩ con cũng đi làm nhiều năm cũng có khoản tích góp. Tuy nhiên, con trai ngỏ ý muốn chúng tôi cho vay khoản tiền này vì tài chính không đủ. Nghĩ cưới xin việc cả đời nên vợ chồng tôi cũng cố gắng gom tiền cho con. Trước đó con trai theo bạn bè kinh doanh thua lỗ, vợ chồng tôi đã đi vay tiền cho con, sau đó lại thắt lưng buộc bụng tự mình trả nợ.

U70 ăn Tết ở nhà con trai, tôi thấm thía: Con bất hiếu thường trách ba mẹ, người xấu mắc nợ oán chủ cho vay - Ảnh 2.

Sau đám cưới con vài năm thì chồng tôi về hưu, vốn nghĩ từ giờ hai vợ chồng có thời gian an dưỡng tuổi già thì chồng tôi không may tai nạn qua đời. Gặp cú sốc tâm lý quá lớn, tôi gần như gục ngã. Tình hình sức khỏe cũng đột nhiên kém đi nhiều, những bệnh cũ lần lượt tái phát khiến tôi phải nhập viện chữa trị liên tục. Con trai về được 1 hôm nhập viện sau đó lại quay lại thành phố làm việc. May là chồng tôi trước khi mất đã để lại cho tôi một khoản tiền tiết kiệm để phòng thân, nhờ vậy tôi tự thuê giúp việc không phải nhờ tới con cái chăm sóc.

Sau khi chồng mất, dưới sự nhắc nhở của họ hàng, vợ chồng con trai đã đón tôi lên nhà trên Thành Đô (Trung Quốc) để thay đổi môi trường sống cho khuây khỏa. Vậy là tôi chuyển lên sống cũng các con.

Sau vài tháng ở chung, một ngày con trai nói với tôi rằng con dâu bầu bí cháu thứ hai. Tuy nhiên, vì sức khỏe yếu nên phải ở nhà. Một mình con trai đi làm thu nhập không đủ chi trả nên muốn nhờ tôi hỗ trợ tiền ăn. Nghĩ thương con thương cháu nên tôi nói rằng mình có khoản tiền tiết kiệm có thể đỡ cho con. Mỗi tháng riêng tiền chợ tôi đã bỏ ra 6000 tệ (khoảng hơn 20 triệu đồng) mua thức ăn cả nhà.

Sau nửa năm, khoản tiền tiết kiệm chồng để lại cho tôi cũng đã hết. Gần Tết, tôi ngỏ ý với con mình không gánh được khoản tiền ăn hàng tháng 6000 tệ muốn giảm đi một nửa thì bị con gạt đi.

Con nói tôi bỏ thêm chút tiền tiết kiệm đỡ cho con. Thậm chí còn bảo tôi bán nhà ở quê lên ở với các con vừa tiết kiệm, lại vừa có thêm một khoản tiền đỡ đần con cháu.

U70 ăn Tết ở nhà con trai, tôi thấm thía: Con bất hiếu thường trách ba mẹ, người xấu mắc nợ oán chủ cho vay - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Quá bất ngờ trước lời nói này của con trai, tôi kiên quyết không bán nhà. Hai mẹ con xảy ra tranh cãi. Con trai thậm chí trách tôi có tiền tiết kiệm mà không chịu bỏ ra khi con khó khăn.

Những ngày sau đó con trai tự bỏ tiền đi chợ mua đồ ăn. Mỗi bữa cơm có tôi ăn cùng con trai thường hậm hực không nói năng gì. Ngày cận Tết, mọi người vui vẻ ăn bữa cơm tất niên, tôi lại ngậm ngùi ăn nhanh bát cơm rồi về phòng. Qua Tết tôi quyết định về quê, không sống cùng con trai nữa.

Đúng giai đoạn này tôi lại trở bệnh, lần này nhập viện con trai cũng không thèm về chăm. Những ngày này, tôi chợt thấm thía câu nói: Con bất hiếu thường trách ba mẹ, người xấu mắc nợ oán chủ cho vay.

Bao năm nuôi con ăn học rồi lo lắng vay mượn trả nợ cho con, chẳng bao giờ tôi nặng lời với con một câu. Khi con khó khăn tài chính vợ chồng tôi cũng luôn đứng ra hỗ trợ chẳng đòi hỏi con phải trả lại lần nào. Chẳng ngờ sau cùng đổi lại là việc con trai luôn tìm cách đẩy gánh nặng tài chính lên vai người mẹ già. Con luôn đòi hỏi tiền và nhiều tiền hơn nữa. Thậm chí còn trách mắng tôi không chịu bán nhà và bỏ tiền tiết kiệm cho con.

Sau khi thấu tỏ mọi chuyện, tôi quyết định tự mình sẽ chăm sóc lấy bản thân. Tôi dùng khoản tiền tiết kiệm còn lại của mình cùng căn nhà của hai vợ chồng để vào viện dưỡng lão an hưởng tuổi già.

Nhiều người nói ra nói vào bảo con cháu đàng hoàng sao lại đòi vào viện dưỡng lão. Con trai tôi cũng về nặng nhẹ phản đối, nhưng tôi chẳng muốn nói thêm bất cứ điều gì vì đã quá buồn. 

Theo Nhã Ý

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên