Uber, Grab thực sự đã khiến Vinasun "vã mồ hôi": Lãi từ taxi ngày càng giảm, đẩy mạnh bán xe để cứu vãn
So với năm 2014, thời điểm Uber và Grab đổ bộ vào Việt Nam, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh taxi của Vinasun đã giảm 30% dù cho doanh thu vẫn tăng lên.
- 20-03-2017Đừng nhầm tưởng Vinasun sẽ lợi to, đây là rủi ro ít ai nghĩ tới từ việc bán bưởi trên xe taxi
- 17-03-2017Trong khi Vinasun đang gây bão với chiêu "vừa đi taxi vừa ăn bưởi", Thế giới Di động cũng lên tiếng chuẩn bị bán Vietlott
- 17-03-2017Ông chủ Vinasun bán bưởi 15 năm không ai biết, bỗng nổi tiếng khắp nước sau 1 đêm nhờ huy động cả ngàn tài xế làm salesman
Sau 3 năm kể từ khi Grab và Uber gia nhập thị trường Việt Nam, hãng taxi lớn nhất Việt Nam – Vinasun dường như vẫn có kết quả kinh doanh rất khả quan. Doanh thu liên tục tăng trưởng dương còn Lợi nhuận trước thuế dù kém khả quan hơn nhưng vẫn dao động quanh mức 400 tỷ/năm – con số mơ ước của hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải đường bộ.
Tuy nhiên, khi đi vào chi tiết các số liệu mà Vinasun công bố thì tình hình kinh doanh của công ty lại ảm đạm hơn rất nhiều.
Doanh thu mặc dù vẫn tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng đã giảm đi rõ rệt: từ 19% của năm 2014 xuống còn 13% trong năm 2015 và 6% trong năm 2016. Đây là lần đầu tiên trong vòng 10 năm qua doanh thu của Vinasun tăng trưởng dưới 2 chữ số.
Trong khi doanh thu 2016 tăng hơn 700 tỷ so với năm 2014 thì lãi gộp lại đi ngang suốt 3 năm qua dù cho giá xăng đã giảm đáng kể. Theo phân tích của một số công ty chứng khoán, giá xăng giảm chủ yếu đem lại lợi ích cho người lái xe chứ không phải công ty.
Ở chiều ngược lại, các chi phí chính như lãi vay, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đã tăng lên đáng kể dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính – tức hoạt động kinh doanh taxi – giảm đi đáng kể qua từng năm.
Lãi từ hoạt động kinh doanh chính năm 2016 chỉ còn 225 tỷ đồng, giảm 30% so với mức đỉnh 318 tỷ của năm 2014.
Bên cạnh hoạt động kinh doanh chính, hàng năm Vinasun cũng như nhiều doanh nghiệp vận tải taxi khác còn có thêm một nguồn thu đáng kể từ thanh lý xe. Vinasun duy trì chính sách thường xuyên thay thế xe cũ và đầu tư xe mới liên tục để đảm bảo số lượng xe phục vụ cũng như đảm bảo chất lượng xe đồng đều.
Dường như để bù đắp cho lợi nhuận giảm sút từ hoạt động taxi, Vinasun đã đẩy mạnh thanh lý xe trong các năm gần đây. Lợi nhuận khác (chủ yếu là thanh lý xe) trong năm 2016 lên đến 172 tỷ đồng, bằng ¾ lợi nhuận của hoạt động kinh doanh chính. Theo số liệu năm 2014 và 2015, bình quân mỗi xe thanh lý mang về cho Vinasun khoản lợi nhuận khoảng 180 triệu đồng.
Với một hãng taxi lớn khác là Minh Linh Group, hãng này gần như không có lãi từ hoạt động kinh doanh chính; phần lớn lợi nhuận có được là từ thanh lý xe.
ợi nhuận từ thanh lý xe tăng lên đáng kể đã bù đắp cho sự giảm sút của hoạt động kinh doanh taxi
Việc lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính giảm sút cùng sức ép cạnh tranh ngày càng lớn từ các đối thủ khiến cho cổ phiếu Vinasun ở trong xu hướng giảm giá suốt nửa năm qua, mất đi hơn 22% so hồi tháng 9/2016.
Hiện cổ phiếu này chỉ được giao dịch ở mức P/E 6,3 lần – thấp hơn hẳn mặt bằng chung của thị trường cho thấy nhà đầu tư đang khá bi quan về triển vọng kinh doanh của công ty.
Cổ phiếu Vinasun giảm liên tục trong nửa năm qua
Trí Thức Trẻ