UBGSTC: Nếu tăng trưởng 6,5%, bội chi ngân sách vượt dự toán 0,5%
Đó là nhận định được Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đưa ra trong báo cáo tình hình kinh tế tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2015.
- 02-07-2016Mới đạt 47% dự toán, thu ngân sách ở mức thấp so với 2 năm qua
- 29-06-20166 tháng đầu năm thâm hụt ngân sách gần 83.000 tỷ đồng
- 25-06-2016Ngân sách cho các tổ chức đoàn thể quá lớn và khó đánh giá hiệu quả
Theo UBGSTC, tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2016 tiếp tục tăng thấp hơn so với cùng kỳ 2015 khi chỉ đạt 5,52%. Nguyên nhân chủ yếu là do sự suy giảm tăng trưởng của khu vực nông nghiệp và khai khoáng, hàng xuất khẩu chỉ tăng 10,1% so cùng kì năm trước.
Tuy nhiên, theo phân tích của UBGSTC, tiềm năng tăng trưởng đang tiếp tục duy trì được xu hướng tăng. Song, tăng trưởng ngắn hạn vẫn đang trong giai đoạn suy giảm kể từ Q3/2015 và chưa có dấu hiệu thoát đáy chu kỳ trong năm 2016.
Do đó, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7% trong năm 2016 cần có biện pháp hỗ trợ về tổng cầu để bù đắp sự suy giảm của tổng cung, nhất là việc đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư phát triển, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng 16-18% và mở rộng thị trường hàng xuất khẩu.
Cũng theo dự báo của cơ quan này, chu kỳ tăng giá (dịch vụ y tế, giáo dục, thực phẩm) của Q1/2016 vẫn đang gây tác động kéo dài sang Q2/2016. Song, nhờ các yếu tố cơ bản thuận lợi nên lạm phát vẫn ở xu thế thấp ổn định. Tổng hợp các yếu tố đó, UBGSTCQG dự báo lạm phát cả năm 2016 sẽ tăng cao hơn so với năm 2015, nhưng sẽ chỉ ở mức 4% - 4,5%.
Hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp phi tài chính giảm sút mạnh trong thời gian qua. Ảnh: NFSC
Trong khi đó, khi phân tích về tình hình doanh nghiệp, do hiệu quả sinh lời và lợi nhuận của khối doanh nghiệp phi tài chính đang có xu hướng giảm do các loại phí (chi phí tài chính, chi phí sản xuất, các loại thuế và phí...) tăng lên nhanh chóng cũng là vấn đề tác động đến tăng trưởng.
Hoạt động thu chi ngân sách khó khăn hơn so với cùng kỳ năm trước, trong khi chi thường xuyên tăng 5%, chi đầu tư phát triển tăng 4,6%, chi trả nợ và viện trợ tăng 5,2% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, tốc độ tăng chi NSNN (4,9%) chậm hơn tốc độ tăng thu NSNN (6,1%) đã giảm bớt áp lực đối với cân đối ngân sách.
Bội chi NSNN lũy kế 6 tháng đầu năm là 85,6 nghìn tỷ đồng, bằng 33,7% dự toán năm. Với tình hình trên, thâm hụt ngân sách năm 2016 có khả năng đảm bảo dự toán 254 nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, nếu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2016 thấp hơn kế hoạch, giả sử ở mức 6,5% GDP thì tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP sẽ vượt dự toán khoảng 0,5% GDP.