Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh bán lẻ bắt đầu từ đâu?
Vài năm trước đây, doanh nghiệp tiếp cận được rất ít các công nghệ cao để ứng dụng vào kinh doanh. Còn hiện tại, khi doanh nghiệp bị quá tải bởi quá nhiều các giải pháp thì lại nảy sinh vấn đề mới: Bắt đầu từ đâu? Đó là một câu hỏi được đặt ra tại Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam 2019 diễn ra ngày hôm nay (26/3).
- 22-03-2019Phó Thủ tướng đặt câu hỏi về những ngã rẽ của Chính phủ trước làn sóng công nghệ 5G
- 18-03-2019Apple, Amazon, Qualcomm đến Việt Nam tìm hiểu cộng đồng startup công nghệ
- 10-03-2019Lần đầu tiên Việt Nam sẽ ra tuyên bố phát triển doanh nghiệp công nghệ
Trong xã hội hiện đại, công nghệ đang hiện diện mọi lúc mọi nơi trong toàn bộ khía cạnh của đời sống xã hội. Đặc biệt, công nghệ đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự phát triển và ứng dụng của mạng Internet đã làm thay cách thức hoạt động và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Giao dịch điện tử đã ảnh hưởng đến vị trí, vai trò và cả nhu cầu của tất cả các bên khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư… đối với doanh nghiệp
Thực tế, hiện nay Việt Nam có rất nhiều công nghệ, các doanh nghiệp bắt nhịp với sự phát triển này rất tốt nhưng vẫn còn nhiều vấn đề đau đầu.
Năm 2011, trên thế giới chỉ có 150 giải pháp về mặt công nghệ để hỗ trợ ngành thương mại điện tử, thì đến cuối năm 2018, con số đã lên tới 7.000 giải pháp ở 6 nhóm giải pháp: quảng cáo, nội dung và trải nghiệm, cộng đồng, kinh doanh, dữ liệu, vận hành quản lý. Nhưng vấn đề là khi chúng ta có quá nhiều giải pháp, chúng ta sẽ bị quá tải.
Chia sẻ tại Diễn đoàn Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam - VOBF 2019 diễn ra ngày 26/3/2019, bà Nguyễn Thị Thu Hương - Giám đốc Kinh doanh phần mềm quản lý bán hàng Sapo cho biết có 3 bước để phát triển việc ứng dụng công nghệ vào chiến lược kinh doanh.
Việc đầu tiên doanh nghiệp cần phải làm là thiết lập quy trình vận hành, tức là các công đoạn để tiến hành hoạt động kinh doanh. Từ việc tạo ra các kênh bán hàng, thu hút khách hàng đến việc bán hàng và chăm sóc khách hàng.
Thứ hai là xây dựng lộ trình triển khai ứng dụng công nghệ. Điểm quan trọng nhất là tìm được giải pháp lõi để kết nối được tất cả các bước trong quá trình vận hành. Để xác định lộ trình này, cần xác định lỗ hổng doanh nghiệp đang gặp và tìm kiếm các giải pháp hiện tại, từ đó chọn ra giải pháp lý tưởng đối với doanh nghiệp của mình.
Khi đã có lộ trình, bước thứ ba là xác định mục tiêu phù hợp, khả thi, và quan trọng đó phải là chỉ tiêu đo lường được trong cả ngắn hạn và dài hạn, để có thể quan sát tác động của công nghệ đó đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cần phải có kế hoạch cụ thể giai đoạn nào thì sẽ ứng dụng công nghệ gì. Mỗi khi ứng dụng công nghệ mới cần đảm bảo là việc ứng dụng đó tuân theo đúng lộ trình đã đặt ra.