Ứng xử khôn ngoan khi nhận ra bạn thông minh hơn sếp: Đừng quá tự tin, hãy tập trung và làm tốt nhiệm vụ đi đã
Điều gì xảy ra nếu như bạn nhận thấy, cấp trên của mình có năng lực và trình độ không tương xứng với vị trí? Bạn có nên tạo một sự xáo động trong công ty hay luôn cúi đầu xuống? Hãy suy nghĩ có hệ thống, hành động chuyên nghiệp để thực hiện được những gì bạn muốn và sếp vẫn ủng hộ mà không tự ái.
- 13-06-2018Tự truyện Peter Thiel: Cách một chàng trai luôn bình tĩnh sống, chẳng cần đột phá, chấp nhận là kẻ đến sau những vẫn có thể thành tỷ phú
- 13-06-2018Sáng ra đến công ty quẹt thẻ rồi đi ăn sáng, ăn no rồi mới lững thững về làm việc: Bảo sao lúc nào bạn cũng kêu thiếu thời gian
- 12-06-20185 biểu hiện cho thấy bạn là một nhân viên "có vấn đề", thay đổi ngay nếu không muốn bị đào thải
Có rất nhiều cuộc tranh luận đã nổ ra về việc các nhà quản lí có nên dẹp bỏ cái tôi và thuê nhân viên thông minh hơn mình để thúc đẩy sự phát triển của công ty hay không. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn nhận thấy mình đang phải làm việc với một người sếp có năng lực, trình độ có phần lép vế so với nhân viên?
Khi nói về một người quản lí tồi, chúng ta thường nghĩ ngay đến các đặc điểm như thiếu kĩ năng quản lí, thiên vị, độc tài, thiếu sự nhạy cảm… Tuy nhiên còn có một nhóm các nhà quản lí tồi khác nữa là những người thiếu kinh nghiệm và trình độ, không đủ năng lực cho vị trí này. Nếu là bạn, bạn sẽ làm gì khi mình là nhân viên dưới quyền của một ông chủ thiếu năng lực?
Dưới đây là 6 cách giải quyết nếu bạn lỡ rơi vào tình huống trên:
1. Tập trung vào công việc
Bạn có nhiều lần nhận ra mình thực sự thông minh hơn sếp. Nếu điều này là đúng, bước đầu tiên là loại bỏ suy nghĩ đó khỏi tâm trí của bạn và nhìn xa hơn nó. Nếu bạn cứ giữ nó trong đầu, mỗi khi bạn tương tác với ông chủ của bạn, rất có thể bạn sẽ bị rối trí.
Thay vì rên rỉ về nó, hãy tập trung vào những gì bạn đang làm trong công ty. Công việc của bạn là điều duy nhất quan trọng vì đó là những gì sẽ giúp bạn thành công. Những thứ khác chỉ làm tạp âm khiến bạn sao nhãng công việc. Hãy trân trọng thời gian của bạn ở công ty hiện tại và cố gắng thử sức với những công việc có nhiều thử thách để có thể ghi thêm điểm vào hồ sơ của bạn.
2. Hãy làm việc như là một đội
Bất kể bạn không ưa sếp của bạn đến đâu thì vẫn có một thực tế không thể thay đổi được là bạn và sếp là một team. Mặc dù sẽ có những lúc bạn bực bội khi phải làm việc với những người không giỏi bằng mình, nhưng làm việc như là một đội sẽ giúp bạn tăng khả năng làm việc nhóm và tăng tính chuyên nghiệp. Vì thế trong các cuộc họp với các phòng ban ở bên ngoài, bạn nên tránh thái độ coi thường hoặc bắt lỗi sếp.
Mặc dù bạn và sếp cần làm việc như là một team, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ phải gánh team, và cũng không có nghĩa là bạn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những lỗi sai mà sếp của bạn gây ra. Nếu bạn cảm thấy mình bị đổ lỗi sai, bạn hoàn toàn có quyền lên tiếng phản đối.
Một cách lạc quan mà nói, đây cũng là cơ hội tốt để bạn tỏa sáng. Có những người thậm chí còn bị mắc kẹt không thể thăng tiến nổi chỉ vì sếp của họ không trao quyền cho cấp dưới. Vì thế có thể nói rằng bạn khá may mắn đấy, hãy tận dụng tốt cơ hội và tiến về phía trước.
3. Nhìn vào những điều tích cực
Trong cuộc sống, luôn luôn tồn tại những điều mà chúng ta học hỏi được từ những người mà mình gặp gỡ hằng ngày. Có thể sếp của bạn không phải là người truyền cảm hứng tốt nhất, nhưng chắc chắn phải có một số phẩm chất mà bạn có thể tiếp thu từ con người ấy. Hãy quan sát kỹ. Đó có thể là sự bình tĩnh, cái nhìn tích cực, khả năng ủy thác hoặc kỹ năng lắng nghe? Bất cứ điều gì khiến bạn cảm thấy mình thiếu và có thể học hỏi từ họ đều là những điều tích cực.
Đừng coi thường sếp của bạn chỉ vì bạn nghĩ là mình làm tốt hơn trong công việc. Tìm những phẩm chất tốt của sếp sẽ khiến bạn ngưỡng mộ và tôn trọng họ. Bằng cách đó, bạn sẽ nhìn ra những mặt tích cực của vấn đề và giúp bạn làm việc với sếp tốt hơn.
4. Đừng quá tự tin
Trong một tình huống như thế này, bạn có thể dễ trở nên tự phụ. Tuy nhiên, bạn cần phải có ý thức để không biến mình thành một người kiêu ngạo và quá tự mãn trong công việc bởi vì không ai đánh giá cao điều đó. Và việc bạn quá kiêu ngạo có thể sẽ gây bất lợi cho chính sự nghiệp của bạn.
Hãy nhớ rằng, chỉ vì bạn cảm thấy mình giỏi hơn so với cấp trên không có nghĩa là bạn biết tất cả. Khiêm tốn học hỏi chưa bao giờ là điều thừa thãi cả. Vì vậy hãy khiêm nhường, vì nó sẽ giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo tốt trong tương lai. Như một võ sĩ huyền thoại người Thái Lan từng nói: “Thất bại không đáng sợ, vì nó là bước đệm cho sự trưởng thành. Không bao giờ được tự tin thái quá, vì nó ngăn cản sự trưởng thành.”
5. Tránh xa những tin đồn
Bạn có thể bị cám dỗ vào một hội “bà tám” chuyên đi chia sẻ những chuyện xảy ra ở công ty, nhưng tuyệt đối đừng bao giờ phao tin đồn xấu về người quản lí của bạn. Những tin đồn, đặc biệt là tin đồn liên quan đến sếp thường có tốc độ lan truyền chóng mặt và kết cục của nó thường không tốt đẹp.
Nếu bạn nói những điều không hay về sếp, nó sẽ chỉ tác động ngược trở lại theo hướng gây bất lợi cho chính bạn. Những tác động đó có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp, thậm chí khiến bạn mất việc. Thay vào đó, hãy nhìn vào những điều tốt đẹp mà sếp của bạn có vì điều đó sẽ giúp bạn dễ chịu hơn. Tuy nhiên trong một văn phòng vẫn thường có những người đồng nghiệp cố gắng kích động để bạn nói xấu sếp. Hãy tránh xã những người đó và đồng thời tránh xa những câu chuyện bình phẩm ở chốn văn phòng.
6. Tìm kiếm sự cố vấn từ người khác
Trong công việc, ngoài năng lực và sự nỗ lực của bản thân thì bạn luôn cần một người cố vấn giỏi - người hướng dẫn bạn, cho bạn thấy con đường đúng đắn và giúp bạn tiến gần hơn đến mục tiêu sự nghiệp của mình. Nhiều người thường tìm kiếm sự cố vấn từ chính người sếp của mình nhưng trong trường hợp mà bạn còn cảm thấy rằng mình làm tốt hơn sếp thì hãy tìm đến sự trợ giúp từ những quản lí cấp cao của công ty. Tiếp cận những người quản lí có nhiều kinh nghiệm trong công ty sẽ giúp bạn học hỏi và phát triển vượt xa hiện tại. Và bạn hoàn toàn xứng đáng với điều đó.
Thông minh hơn ông chủ của mình là một kịch bản không ai mong muốn nhưng nếu bạn tiếp cận điều đó với một thái độ tích cực và đúng đắn, nó cũng có thể trở thành thuận lợi. Mọi người đều có sai sót và không ai hoàn hảo nên hãy ngưng chỉ trích sếp của bạn và làm việc như là một team tích cực với sếp. Đây chỉ là một chương trong sự nghiệp của bạn, vì vậy hãy tập trung vào bức tranh toàn cảnh và trở thành một nhân viên tháo vát để đưa sự nghiệp của bạn lên tầm cao mới!
Addicted2success