Văn hóa Triều Tiên thay đổi chóng mặt ra sao dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong Un ?
Không dừng lại ở âm nhạc, điện ảnh… thị trường tiêu dùng Triều Tiên cũng có những chuyển biến tích cực về bao bì, quảng cáo.
- 18-02-2019Hé lộ bí mật những “chợ trời” ở Bình Nhưỡng và cuộc sống chưa từng biết tới tại thủ đô Triều Tiên
- 18-02-2019Infographics: Hành trình Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần 2 tới Hà Nội
- 17-02-2019Khám phá chiếc chuyên cơ "kín tiếng" của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un
Đối với nhiều người trên thế giới, Triều Tiên là một quốc gia bí ẩn khi đóng cửa với các nước xung quanh. Tuy nhiên, dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong Un, tình hình đang có những chuyển biến ngày càng tốt đẹp.
Biểu hiện rõ ràng nhất có lẽ là sự thay đổi trong văn hóa. Trước đây Triều Tiên quản lý rất chặt việc xem tivi hay nghe nhạc của Hàn Quốc. Việc đi du lịch ra nước ngoài hay trao đổi những văn hóa phẩm ngoại quốc cũng bị kiểm soát chặt chẽ.
Dẫu vậy mọi thứ đang dần thay đổi dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong Un, khi văn hóa nhạc Pop cùng nhiều thứ của nước ngoài bắt đầu được chấp nhận hơn tại Triều Tiên, từ âm nhạc, tivi cho đến phim ảnh hay thời trang.
Hiện vẫn chưa rõ mục tiêu của sự thay đổi này là nhằm cạnh tranh với văn hóa Hàn Quốc hay là một minh chứng cho sự sẵn sàng chấp nhận các khía cạnh của văn hóa tiêu dùng Phương Tây. Tuy nhiên, giới truyền thông cho rằng sự cởi mở này là một tín hiệu tốt cho tương lai người dân Triều Tiên.
Những sản phẩm giày trưng bày ở Triều Tiên
Không dừng lại ở âm nhạc, điện ảnh… thị trường tiêu dùng Triều Tiên cũng có những chuyển biến tích cực về bao bì, quảng cáo.
"Điều quan trọng nhất với chúng tôi là tạo ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Nhà lãnh đạo đáng kính Kim Jong Un đã chỉ thị cho chúng tôi chú trọng nghiên cứu sản phẩm giày dép từ khắp nơi trên thế giới và học hỏi từ những ví dụ đó", nhân viên Kim Kyong Hui của nhà máy Ryuwon Shoe Factory đã nói với phóng viên trong một nhà trưng bày của công ty, nơi bày hàng loạt các thể loại giày từ giày chạy, giày chơi bóng rổ hay thậm chí là cả giày chơi tennis.
Triều Tiên hiện vẫn là một trong những nền kinh tế đóng cửa nhất thế giới với hệ thống bao cấp nhà nước và không có thị trường kinh doanh tự do. Tuy vậy, những dấu hiệu thay đổi gần đây cho thấy quốc gia này có thể sẽ thay đổi để đưa nền kinh tế sang một trang mới dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
Bắt đầu từ hệ thống tuyên truyền
Văn hóa là một trong những vũ khí chủ lực của hệ thống tuyên truyền Triều Tiên. Tại quốc gia này, đài truyền hình trung ương là kênh duy nhất người dân có thể xem trên Tivi và chương trình giờ đây cũng khác so với trước. Các chủ đề vẫn là ca ngợi đất nước cũng như nhà lãnh đạo Kim Jong Un nhưng các sản phẩm đã có sự thay đổi rõ rệt so với trước đây.
Ví dụ bộ phim "Những người hái nhân sâm trong cuộc chiến Imjin" đang khá nổi tại Triều Tiên nói về cuối thế kỷ 16 khi người Triều Tiên chống lại cuộc xâm lăng của Nhật Bản. Điều đáng nói là bộ phim có cốt truyện hay, diễn xuất tốt cùng phục trang được đầu tư công phu.
Thậm chí những diễn viên Triều Tiên đóng vai quân lính Nhật cũng được đào tạo để phát âm chuẩn hết sức có thể.
Một bộ phim được trình chiếu trong nhà hàng Triều Tiên
Trước đó vào năm 2015, bộ phim hoạt hình "Cậu bé đại tướng" nói về thời Cao Ly chống giặc ngoại xâm Trung Quốc cũng gây được tiếng vang lớn ở Triều Tiên. Tuy nhiên điều đáng nói là kỹ xảo vi tính được sử dụng trong bộ phim này đã có tiến bộ rất nhiều so với những sản phẩm trước đó, thậm chí là sánh ngang được với một số bộ phim hoạt hình hàng đầu thế giới.
Những thay đổi đáng kể này cho thấy Triều Tiên đang dần thích nghi với văn hóa nước ngoài, nhất là với tầng lớp tinh hoa. Các thương hiệu nước ngoài như Dior, Sony nằm công khai trên các kệ hàng ở thủ đô Bình Nhưỡng trong khi những sản phẩm rẻ từ Trung Quốc ngập tràn các khu chợ bình dân trên cả nước.
Nhóm nhạc Moranbong
Mặc dù xem phim và nghe nhạc Hàn Quốc là bất hợp pháp ở Triều Tiên nhưng chúng vẫn tìm được đường để tuồn vào thị trường nước này. Trong khi đó một số bộ phim của Ấn Độ như "3 chàng ngốc" vào năm 2009 lại được công chiếu công khai. Bộ truyện tranh Harry Potter thì là một trong những bộ truyện được yêu thích nhất tại các thư viện Triều Tiên.
Theo nhà sáng lập Geoffrey See của tổ chức chuyên tư vấn về luật pháp cũng như vấn đề thương mại với Triều Tiên cho các doanh nghiệp nhận định sự hiện đại hóa trong văn hóa tại Triều Tiên là nhằm cung cấp những sản phẩm hấp dẫn, có tính cạnh tranh với giới trẻ, đối tượng đã quá nhàm chán với các sản phẩm văn hóa cũ.
Ngay từ khi lên nắm quyền, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã cho thành lập ban nhạc Moranbong bao gồm những nữ nghệ sĩ với phong cách hiện đại. Dù là quân nhân Triều Tiên nhưng những nữ nghệ sĩ này lại mặc váy ngắn cũng như cắt tóc kiểu cách, điều kiêng kị tại Triều Tiên, đặc biệt là trong quân đội.
Ban nhạc Moranbong đã cho ra mắt nhiều ca khúc và trở nên nổi tiếng ra cả nước ngoài. Những tour lưu diễn, những lần lên sóng truyền hình hay các sản phẩm DVD của ban nhạc đều thu hút được sự quan tâm của nước ngoài và cho thấy một bộ mặt rất khác về Triều Tiên.
Tất nhiên, những bài ca về tổ quốc, ca ngợi nhà lãnh đạo Kim Jong Un, những ca sĩ trong bộ quân phục hay trang phục truyền thống của Triều Tiên vẫn là xương sống của nền nghệ thuật giải trí nước này. Tương tự, Triều Tiên vẫn là một trong những nền kinh tế đóng cửa nhất thế giới cho đến hiện nay. Mặc dù vậy, những thay đổi đang diễn ra và tất cả mọi người đều hy vọng một tương lai tốt đẹp cho một Triều Tiên đổi mới.
Nhịp Sống Kinh Tế
- Tạp chí Diplomat: Hà Nội có thể trở thành một Paris hay Geneva khác
- Chuyện gì xảy ra tiếp theo Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều?
- Hy vọng về một nền hòa bình bền vững nhìn từ nụ cười của Chủ tịch Kim lúc chia tay
- Những chuyện thú vị về Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều
- Tổng thống Mỹ vừa khen, phóng viên quốc tế đổ xô về Tràng An Ninh Bình