MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

‘Vàng xanh’ tràn lan trên núi, Trung Quốc đem đi xuất khẩu khắp thế giới

17-04-2023 - 15:10 PM | Tài chính quốc tế

‘Vàng xanh’ tràn lan trên núi, Trung Quốc đem đi xuất khẩu khắp thế giới

Xuất khẩu “vàng xanh” của Trung Quốc trong năm 2022 đã đạt 3,5 tỷ nhân dân tệ, tương đương 509 triệu USD.

Mùa xuân là thời điểm thực vật phát triển mạnh mẽ. Nhìn về phía vùng Vũ Di Sơn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, các đồi trồng trà đã có “tín hiệu” đâm chồi nảy lộc.

Trà Phúc Kiến - “Vàng xanh” có giá trị xuất khẩu 3,5 tỷ NDT

Tận dụng thời tiết tốt, Gong Yaling đã đưa những người nông dân lên núi hái trà từ sáng sớm. Vườn trà rộng 162 ha của cô nằm ở thị trấn Xingcun, núi Vũ Di.

Trong một mùa, vườn trà này có thể sản xuất 40.000 cân lá trà xanh nguyên bản, sau đó chế biến thành trà hữu cơ và “trà đá”. Theo 1 số người dân địa phương, người nông dân thường sử dụng các chỗ trũng, khe đá để trồng trà, chính bởi vậy khu vực này còn được gọi là vườn trà “trong đá”. Cái tên “trà đá” bắt nguồn từ đây.

‘Vàng xanh’ tràn lan trên núi, Trung Quốc đem đi xuất khẩu khắp thế giới - Ảnh 1.

Các loại trà này sẽ được xuất khẩu sang nhiều quốc gia, điển hình là Mỹ. Hoạt động xuất khẩu đa dạng các loại trà của vùng Vũ Di, Phúc Kiến đã hỗ trợ thúc đẩy các dự án hợp tác công nghiệp, giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và các quốc gia khác trên thế giới.

Trà - thức uống bổ dưỡng mang đậm văn hóa Trung Quốc đã đóng góp không nhỏ trong quá trình phát triển sáng kiến “Vành đai và Con đường” của chính phủ nước này. Theo Sohu, các loại trà Phúc Kiến được bán rất chạy ở nước ngoài.

Văn hóa trà đạo của Trung Quốc rất nổi tiếng. Phúc Kiến là một trong những khu vực sản xuất trà trọng tâm tại quốc gia này. Màu nước trà ở đây rất đa dạng từ màu xanh, vàng đến đỏ.

Ở thời kỳ hưng thịnh, trà của tỉnh Phúc Kiến đã được xuất khẩu từ làng Xiamei, đi khắp lục địa Á-Âu và đến thị trận Kyakhta, Nga. Ngoài ra, trà nơi này cũng đã đi khắp thế giới theo Con đường tơ lụa trên biển.

Theo Zhong Muda, Phó Giám đốc Sở Thương mại tỉnh Phúc Kiến, trong những năm gần đây, tỉnh đã thúc đẩy mạnh mẽ việc xuất khẩu trà và sản lượng tại các nước liên tục tăng lên.

Theo thống kê, vào năm 2022, giá trị xuất khẩu trà Phúc Kiến đã vượt 3,5 tỷ nhân dân tệ (tương đương 509 triệu USD), tăng 6,9% so với năm trước.

Huyện An Khê, thành phố Tuyền Châu, Phúc Kiến là quê hương của trà ô long Thiết Quan Âm. Theo Sohu, khu vực này cũng đã xuất khẩu gần 15.000 tấn trà sang 65 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới vào năm ngoái.

‘Vàng xanh’ tràn lan trên núi, Trung Quốc đem đi xuất khẩu khắp thế giới - Ảnh 2.

Quan chức địa phương cũng cho biết họ vừa nhận được đơn đặt hàng trị giá khoảng 5 triệu nhân dân tệ từ các nước Đông Nam Á cho vụ trà mùa xuân, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tham gia các triển lãm quốc tế, mở cửa hàng đặc sản và tổ chức các buổi tham quan, ngày càng có nhiều thương hiệu trà đến từ Phúc Kiến ra nước ngoài trong những năm gần đây.

“Một cốc trà lài của chúng tôi có giá 28 Euro (hơn 720 nghìn đồng) trong thực đơn tại nhà hàng ba sao Michelin ở Paris, Pháp. Chúng tôi đã thâm nhập thành công vào các nhà hàng cao cấp tại đây. Đồng thời đặc sản trà lài Phúc Châu (thuộc Phúc Kiến) cũng đã tiến vào châu Âu”, Fu Tianlong, Chủ tịch của Fujian Chunlun Group Co - công ty phân phối các sản phẩm trà cho biết.

Hiện tại, doanh thu hàng năm của công ty này tại Pháp đạt khoảng 50 triệu nhân dân tệ. Họ cũng có kế hoạch tập trung vào quốc gia này và thâm nhập các nước châu Âu khác.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trà của Phúc Kiến, hỗ trợ doanh nghiệp đầu ngành thành lập các cửa hàng bán lẻ tại nước ngoài và mở rộng thị trường hơn nữa”, người phụ trách của tỉnh cho biết.

Không chỉ là trà mà còn là điểm đến giao lưu văn hóa

‘Vàng xanh’ tràn lan trên núi, Trung Quốc đem đi xuất khẩu khắp thế giới - Ảnh 3.

Trên ngọn núi cao 955 mét ở huyện An Khê, các phóng viên đã có chuyến ghé thăm một nông trại trồng trà có diện tích hơn 404 ha. Ngoài vườn trà sinh thái rộng hơn 323 ha, nơi này còn có khu vực dành cho các du khách thưởng trà và nghỉ ngơi. Nông trại cũng có toàn bộ dây chuyền sản xuất nên khách tham quan có thể trải nghiệm hái và pha trà.

Đây là sự học hỏi lẫn nhau, giao lưu giữa “trà và rượu”. Thông qua nhiều lần đến thăm một số vùng sản xuất rượu ở Pháp và Ý trong những năm gần đây, những chủ nông trại đã áp dụng phương thức quản lý của các cơ sở sản xuất rượu ở Châu Âu vào quản lý vườn trà.

Ngoài ra, trong các buổi giao lưu văn hóa, rất nhiều người nước ngoài bày tỏ niềm yêu thích với trà Phúc Kiến và ngược lại. "Chúng tôi muốn quảng bá trà lài của Trung Quốc tới Costa Rica và cà phê của Costa Rica tới Trung Quốc”, một quan chức của Trung Quốc tại Costa Rica cho biết.

Tham khảo Sohu

Thùy Bảo

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên