MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vật lộn giữa đại dịch Covid-19, doanh nhân Đức: Chúng tôi có thể chỉ tồn tại một tháng nữa

06-04-2020 - 07:08 AM | Tài chính quốc tế

Nhiều doanh nghiệp Đức dường như tỏ ra thích thú với chiến lược bán hàng trong điều kiện giãn cách xã hội hiện nay – cho dù, cho tới nay nếu may mắn lắm họ chỉ hoà vốn.

Một bà mẹ đi với đứa con cùng chiếc xe đạp Hà Lan màu hồng, một cặp vợ chồng đã luống tuổi đeo khẩu trang, những đôi sinh viên và một nhóm học sinh cười nói vui vẻ, vài người thợ nhận xuất ăn trưa ở một quán ăn: Đó là khung cảnh trên đường Eppendorf ở Hamburg, hoàn toàn không giống với những gì mà người ta tưởng tượng về giãn cách xã hội.

Bất chấp lệnh cấm tiếp xúc, bất chấp mưa tuyết, đường phố này vẫn khá nhộn nhịp. Tuy nhiên, mọi người đã chú ý hơn đến quy định giãn cách xã hội.

Vì vậy, hàng chục cửa hàng dọc con đường này rất vắng lặng. Cũng như các bang khác, Hamburg thực hiện lệnh cấm tiếp xúc từ hôm 22/3, phần lớn các cửa hàng không được phép cho khách hàng bước vào. Doanh thu giảm mạnh mà vốn dự trữ của chủ cửa hàng ở đây lại không có là bao.

Tuy nhiên, theo tờ Spiegel (Đức), những người bán hàng không cam chịu bó tay để rơi vào tình trạng phá sản. Đường Eppendorf đã có thời được tờ Hamburger Abendblatt mệnh danh là "Con đường cám dỗ", giờ đây trở thành “Con đường thử nghiệm”. Người dân ở đây tìm đủ mọi cách để bán được hàng bằng bất cứ cách nào.

Quãng đường giữa số nhà 152 tới 211 – vào thời kỳ không có khủng hoảng là đoạn đường tuyệt đẹp, rất duyên dáng và có một điều gì đó rất riêng, những người bán hàng ở đây lại rất chịu khó tìm tòi, sáng tạo. Nhiều doanh nghiệp Đức dường như tỏ ra thích thú với chiến lược bán hàng trong điều kiện giãn cách xã hội hiện nay – cho dù, cho tới nay nếu may mắn lắm họ chỉ hoà vốn.

Oliver Wagner, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Oliver Wagner, chuyên về lĩnh vực trang trí nội thất

 Vật lộn giữa đại dịch Covid-19, doanh nhân Đức: Chúng tôi có thể chỉ tồn tại một tháng nữa - Ảnh 1.

Ảnh: Spiege

Trong 14 ngày qua chúng tôi không có được bất cứ cuộc tư vấn nào cho khách hàng tư nhân. Ở chỗ chúng tôi, khách hàng muốn nhìn tận mắt và sờ tận tay vào sản phẩm, không thể trao đổi qua điện thoại được. Hơn nữa, trong hoàn cảnh hiện nay, không ai muốn bỏ tiền để cải tạo hay sửa sang cái gì cả. Trong số khách hàng của mình, chúng tôi bị mất hai đối tượng quan trọng, một thuộc ngành công nghiệp hàng không. Riêng vụ này chúng tôi mất đứt 70.000 Euro.

Nhưng chúng tôi vẫn nhận được đơn hàng khá đều đặn từ ngành xây dựng. Thậm chí có thêm đơn hàng của bên dịch vụ bảo hiểm do khủng hoảng Covid-19 nên một ngôi nhà bị dư thừa, họ đã đăng ký thuê chúng tôi cải tạo ngôi nhà đó. Chúng tôi cũng đang hy vọng sẽ được các cơ sở công cộng thuê làm một cái gì đó, ví dụ các trường học lúc này ngừng hoạt động.

Với nguồn lực của bản thân, chúng tôi may ra có thể duy trì được một quý. Tôi muốn cố hết sức tự lực vượt qua cuộc khủng hoảng này. Tôi tiếp quản doanh nghiệp từ năm 23 tuổi, tôi chưa bao giờ phải bỏ cuộc. Tôi có 16 nhân viên chưa có người nào phải làm nửa ngày cả.

Frederike Castan-Oelting, Giám đốc điều hành Party-Artikel-Ladens Happy Balloon

Ảnh: Spiege
 Vật lộn giữa đại dịch Covid-19, doanh nhân Đức: Chúng tôi có thể chỉ tồn tại một tháng nữa - Ảnh 2.

Ảnh: Spiege

Hiện tại cứ đầu giờ chiều, tôi lại để một cái thùng ngay trước cửa ra vào. Đó chính là quầy hàng bóng bay của tôi, tôi để vào thùng những thứ mà khách hàng đã đặt mua qua mạng. Tuy nhiên, nhu cầu không nhiều .

Thật ra khách hàng đến với chúng tôi vì họ muốn tìm những thứ hay ho, độc đáo để tổ chức vui chơi giải trí. Giờ đây do đại dịch điều đó không thể tiến hành được. Dịp lễ Phục sinh này sẽ tổ chức chủ yếu dưới hình thức nội bộ. Lễ trưởng thành và hiệp thông (lễ rước) phần lớn sẽ bị hoãn. Tháng Năm, mùa cưới năm nay chắc cũng không nhộn nhịp lắm.

Thật may là trẻ em vẫn sẽ tiếp tục ra đời.... Đương nhiên chúng tôi cũng rất vui khi trẻ em ra đời, chín tháng nữa, điều này cũng làm cho việc làm ăn thuận lợi hơn.

Sáu nhân viên của tôi về nhà hết rồi. Chúng tôi có thể tồn tại một tháng nữa. Nếu giãn cách xã hội kéo dài thì có lẽ chúng tôi đành phải mở một quầy hàng vậy. Hoặc mở rộng bán hàng trực tuyến. Tôi nghĩ, mọi người đa phần thích tụ tập vui liên hoan, ăn uống, giờ buộc phải xa nhau về không gian, nhưng họ vẫn muốn vui chung. Rất có thể vào dịp lễ Phục sinh hay lễ Ngũ tuần (Pfingsten - 50 ngày sau lễ Phục sinh), họ sẽ trò chuyện qua video và gửi quà tặng nhau.

Frank Mundt, chủ cửa hàng sách, băng đĩa cũ

Ảnh: Spiege
 Vật lộn giữa đại dịch Covid-19, doanh nhân Đức: Chúng tôi có thể chỉ tồn tại một tháng nữa - Ảnh 3.

Ảnh: Spiege

Thỉnh thoảng có người gọi tới cửa hàng hỏi tôi về một cuốn sách nào đó. Nếu tôi có những cuốn sách đó, tôi gửi cho khách hàng qua đường bưu điện, hoặc khách tự đến nhận tại cửa hàng. Việc giao hàng gọn nhẹ không có tiếp xúc gì cả. Giá như tôi nhận được cả chồng đơn đặt hàng kiểu này thì hay biết mấy. Nhưng tôi không nhận được như vậy. Tôi sống được là nhờ những khách hàng tới đây lục lọi, tìm kiếm, và họ mua những thứ mà trước đó họ không có ý định.

Các cửa hàng sách, CD và DVD cũ thực chất đang chết đúng với nghĩa đen của từ này. Tôi thuộc tên của vài khách dưới 30 tuổi. Một người đàn ông cao tuổi, trước hay đến chỗ tôi, ông bị bệnh đa xơ cứng nên giờ không có sức đến cửa hàng nữa. Hai khách hàng ruột thì mới mất, họ để bộ sưu tập sách của họ cho tôi. Trong điều kiện bình thường tôi sống ổn, tôi đâu có cần phải đi xe Porsche. Nhưng bây giờ không còn là thời gian bình thường nữa.

Tôi lớn lên trong một gia đình nghèo khó, không được học hành bao nhiêu. Nhà tôi ngoài cuốn kinh thánh chẳng có thứ gì để đọc. Tuy vậy mới lên năm tôi đã biết đọc. Cô giáo lớp tôi, cô Möller, có ấn tượng về điều đó, bà mang sách ở nhà cho tôi đọc và sau này bà làm cho tôi thẻ đọc sách ở thư viện. Từ năm 1984 bản thân tôi thành người kinh doanh sách.

Giờ tôi 59 tuổi rồi. Tôi định làm việc ba năm rưỡi nữa, đến lúc đó hợp đồng thuê mặt bằng của tôi cũng vừa kết thúc. Lúc này tôi chưa thể về hưu, tôi còn phải thanh toán tiền mua căn hộ. Tôi có thể giảm giá, nhưng điều đó chỉ kéo dài sự phá sản mà thôi. Tôi cũng có thể xin làm nhân viên ở đâu đó. Nhưng ai muốn tuyển một người sắp lục tuần và cả đời làm việc tự do? Chắc tôi sẽ không làm điều này.

Tôi có thể xin trợ cấp nhà nước, là người kinh doanh độc lập, tôi sẽ nhận được khoản tiền 9.000 Euro. Tôi cảm thấy rất chán nản, bỗng chốc trở thành người ngửa tay đi xin. Trong khi có những người khác còn khẩn thiết cần tiền hơn tôi.

Petra Günter, đồng sở hữu cửa hàng giầy dép trẻ em Cangokids

Ảnh: Spiege
 Vật lộn giữa đại dịch Covid-19, doanh nhân Đức: Chúng tôi có thể chỉ tồn tại một tháng nữa - Ảnh 4.

Ảnh: Spiege

Thông thường không ai mua giầy dép trẻ em mà không đến thử. Tuy vậy lúc này chúng tôi chấp nhận bán qua FaceTime: Khách hàng tự đo chân cho trẻ, tôi kiểm tra qua Videochat, để xem chân có duỗi hẳn ra không. Sau đó khách hàng tự chọn, Modell và tôi đích thân đưa giầy đến tận cửa nhà khách hàng. Cho đến lúc này mọi chuyện đều ổn. Hầu như các đôi giầy đều vừa vặn.

Tuy nhiên, điều này cũng không thể bù đắp tổn thất của chúng tôi. So với lúc trước khi có hạn chế tiếp xúc, doanh thu cửa hàng giảm tới 70%. Chúng tôi tìm mọi cách để giảm chi phí. Trong số sáu nhân viên giờ chỉ còn hai, mà phải làm việc bán thời gian. Tiền lương của bản thân chúng tôi bị đóng băng. Tiền thuê mặt bằng được trì hoãn tới tháng Sáu.

Với kiểu này chúng tôi có thể gồng được vài tháng. Chỉ có điều, đáng ra vào thời gian này, chúng tôi đã phải đặt mua đế giầy cho mùa thu từ bên Ý. Nhưng bên đó lúc này chẳng ai làm việc cả. Cơ sở khâu giầy của chúng tôi ở Hungary cũng không hoạt động. Tôi cũng không thể chọn một nhà cung cấp khác. Điều đó có nghĩa là chúng tôi phải bán những sản phẩm có chất lượng kém hơn trong vài năm, cho đến khi quen dần với nhà cung cấp mới.

Mới đây có một người khách hỏi mua một đôi dép cho con gái. Tôi nói với bà, thực ra vào thời điểm này mà mua dép là hơi sớm. Bà ấy đáp, "Tất nhiên tôi biết điều đó". Nhưng bà muốn giúp cửa hàng chúng tôi.

Nataša Cotić-Ralfs, giám đốc điều hành cửa hàng Đồ dùng trẻ em Mary Poppins

 Vật lộn giữa đại dịch Covid-19, doanh nhân Đức: Chúng tôi có thể chỉ tồn tại một tháng nữa - Ảnh 5.

Ảnh: Spiege

Tôi ngày nào cũng ra cửa hàng, mặc dù cửa hàng không mở cửa cho khách hàng. Tôi bày biện, trang trí lại quầy trưng bày, chụp ảnh các sản phẩm để sau đó đưa lên Facebook và Instagram. Bằng cách này ít ra khách hàng có thể xem trực tiếp các mặt hàng ở quầy hay qua điện thoại từ đó đặt mua. Tôi đi xe đạp mang hàng đến cho khách, coi như một dạng "Flying Mary Poppins" (Cuộc giải cứu thần kỳ).

Cho đến nay có nhiều việc phải làm. Tuy nhiên tôi cũng chỉ bán được vài cái mũ, bộ đồ liền thân và một cái áo gió. Kể từ hôm 16/3 đến giờ, tôi bán được tất cả 150 Euro. Thông thường mỗi ngày tôi bán được vài trăm Euro. Tuy nhiên tôi có thể hiểu chuyện này. Lúc này quần áo trẻ em không nhất thiết phải có, thức ăn quan trọng hơn nhiều.

Tuy vậy tôi không sợ, hàng hoá của tôi đâu có sợ ôi thiu. Bản thân tôi cũng trải qua vài vụ phá sản rồi. Hơn nữa, tôi không phải lo cho gia đình chỉ nhờ kinh doanh cửa hàng này, tôi chỉ phải chi trả tiền thuê mặt bằng và được hưởng dịch vụ tín dụng, hơn nữa tôi còn có thể nhận được sự trợ giúp của nhà nước.

Tiền lương của tôi đủ để chi trả cho nhân viên cửa hàng, tôi phải để họ làm nửa ngày. Bằng cách đó chí ít tôi cũng giúp họ được ít nhiều.

Tôi hy vọng, tới đây sẽ được phép mỗi lần tiếp một khách hàng...

Brook Neale, đồng chủ nhân quán Taquería Mexiko Strasse

 Vật lộn giữa đại dịch Covid-19, doanh nhân Đức: Chúng tôi có thể chỉ tồn tại một tháng nữa - Ảnh 6.

Ảnh: Spiege

Đúng ra chúng tôi định khai trương quán chính trong tháng Tư, nhưng do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên trước mắt sẽ chẳng có gì cả. Chính vì thế chúng tôi bán những phần Taco (món ăn bắt nguồn từ Mexico) trong quầy này.

Bao gồm bộ dụng cụ DIY để mang về, với 5 bánh Tortillas, 200 gram thịt hoặc xúc xích ngũ cốc và Guacamole. Tất cả là năm Taco. Hiện tại không được ăn trên đường, còn mang Taco đến tận nhà là không thể, món này phải ăn tươi.

Doanh thu hiện nay thấp hơn dự kiến từ 80% đến 85%. Nếu không có Taco thì doanh thu bằng không. Trang thiết bị cho nhà hàng chúng tôi đã trả trước, gần như xong. Hy vọng đến tháng Sáu có thể khai trương.

Phía cho thuê mặt bằng đã cho chúng tôi hoãn trả tiền thuê. Hôm nay, tôi cũng vừa làm đơn xin tín dụng- KfW (Ngân hàng tái thiết của nhà nước Đức), tuy nhiên sau này phải trả nợ. Từ tháng Tư, có thể chúng tôi sẽ phải để nhân viên làm việc nửa ngày. Nhưng chúng tôi muốn giúp họ hết sức có thể. Tóm lại, nhìn tổng thể thì mịt mù lắm.

Tôi nhận thấy khi mọi thứ vượt ra khỏi tầm kiểm soát, tôi thấy mình bình tĩnh hơn. May mắn là đối tác làm ăn với tôi, anh Miguel lại phản ứng khác tôi, anh ấy luôn bận rộn với công việc.

Cristian Bon, chủ tiệm kem café Mio

 Vật lộn giữa đại dịch Covid-19, doanh nhân Đức: Chúng tôi có thể chỉ tồn tại một tháng nữa - Ảnh 7.

Ảnh: Spiege

Tôi đứng đây gần hai tiếng đồng hồ mà mới thu được 4 Euro. Thông thường mỗi ngày tôi phải thu được 300 Euro, hiện nay đến cuối ngày chỉ thu được bình quân 70 Euro.

Tuy nhiên cũng đủ để thanh toán các khoản chi trong tháng Ba – hai tuần đầu tháng Ba chưa bị giãn cách xã hội. Nếu tình hình này tiếp tục diễn ra thì tôi không thể trả các khoản chi tháng Tư .

Người dân thì vẫn muốn ăn kem, tuy nhiên, họ không được ngồi lại trong tiệm. Đã có ý tưởng về việc mang kem đến tận nhà, nhưng phải là những đơn hàng lớn hơn. May ra được.

Thực ra vấn đề ở đây lại là, vẫn còn quá nhiều người ngang nhiên đi lại ngoài đường. Ở Ý họ dừng cuộc sống quá muộn - và sau đó thảm hoạ ập tới.

Hình như người Đức chưa biết sợ con virus này, thật không thể tin nổi. Có lẽ giải pháp hay nhất sẽ là mọi người thật sự ngồi yên ở nhà hai tuần. Tất nhiên trong thời gian đó sẽ chẳng có ai ăn kem nhưng cơn khủng hoảng sẽ chấm dứt nhanh chóng hơn.

Tuncer Özlü, Giám đốc điều hành Pizzeria Al Volo

 Vật lộn giữa đại dịch Covid-19, doanh nhân Đức: Chúng tôi có thể chỉ tồn tại một tháng nữa - Ảnh 8.

Ảnh: Spiege

[Công việc làm ăn của tôi] tệ lắm. Doanh thu giảm 60% đến 70%. Nhưng vẫn còn hơn mấy ngày đầu tiên – từ Chủ nhật đến thứ Tư gần như không làm ăn gì được. Kể từ hôm chúng tôi dán bảng giao hàng thay cho tự nhận hàng ở ngay cửa thì có khá hơn, đã có khách gọi mua Pizza. Nhờ vậy chúng tôi có thể trang trải phần nào các chi phí thường xuyên.

Chi phí giao hàng chiếm gần 30% giá Pizza. Gần như chúng tôi chẳng còn được bao nhiêu. Nhưng cũng may là phần đông khách hàng tự mang xuất ăn về.

14 nhân viên cố định của nhà hàng giờ phải làm việc bán thời gian. Khoản vay tín dụng- KfW chắc phải cuối tháng Tư tôi mới nhận được. Tôi hy vọng từ tháng Sáu tình hình sẽ bình thường trở lại nhưng để mọi sự đạt được như cũ chắc phải chờ đến sang năm.

Khách hàng cũng hỗ trợ nhà hàng nữa. Tiền tip tăng lên rõ rệt. Họ mua phiếu ăn thông qua chiến dịch "PayNowEatLater"trên Instagram. Việc này diễn ra trôi chảy.

 Vật lộn giữa đại dịch Covid-19, doanh nhân Đức: Chúng tôi có thể chỉ tồn tại một tháng nữa - Ảnh 9.

Theo Xuân Hoài

ICT Việt Nam

Trở lên trên