MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vay 1,5 tỷ đồng mua căn hộ 74m2: Sự khác biệt giữa “cố một tí” và “cố quá sức” khi vay nợ?

11-01-2024 - 16:45 PM | Lifestyle

Nếu số tiền phải trả cả gốc và lãi hàng tháng dưới ⅓ thu nhập, đây là con số an toàn.

Mua nhà sau chục năm đi thuê trọ

Thùy Linh (sinh năm 1995, họa sĩ) cùng chồng đã mua căn nhà đầu tiên vào năm 2021. Đây là căn hộ có diện tích 74m2, giá trị 2 tỷ 450 triệu, khá xa trung tâm nhưng phù hợp với hầu bao và tính cách của những người hướng nội như gia đình cô.

Vợ chồng Linh vay ngân hàng 1 tỷ 500 triệu đồng trong vòng 20 năm để mua nhà. Có những tháng lãi suất cao, cô sẽ phải trả cả gốc lẫn lãi trên 20 triệu đồng. Ngoài ra, cuối năm sau khi tổng kết thu nhập, trừ đi khoản tiết kiệm cho quỹ khẩn cấp, vợ chồng cô sẽ dành tiền trả nợ trước hạn nhiều nhất có thể.

Sau khi mua nhà, thói quen thay đổi lớn nhất đó là thay vì đi du lịch, mua quần áo, giày dép, mỹ phẩm, Linh sẽ chi tiêu cho thiết bị gia dụng và đồ đạc trong nhà. Thay vì chi tiền cho việc đi ăn hàng quán ở ngoài, cô chăm chỉ nấu ăn tại gia hơn. Cô cũng cảm thấy hạnh phúc với những thay đổi trong cuộc sống. Có nhà giúp vợ chồng cô có lối sống lành mạnh hơn xưa.

Vay 1,5 tỷ đồng mua căn hộ 74m2: Sự khác biệt giữa “cố một tí” và “cố quá sức” khi vay nợ?- Ảnh 1.
Vay 1,5 tỷ đồng mua căn hộ 74m2: Sự khác biệt giữa “cố một tí” và “cố quá sức” khi vay nợ?- Ảnh 2.
Vay 1,5 tỷ đồng mua căn hộ 74m2: Sự khác biệt giữa “cố một tí” và “cố quá sức” khi vay nợ?- Ảnh 3.

Không gian căn hộ khi vợ chồng Thùy Linh mới nhận nhà

Linh và chồng là những người đến từ tỉnh lẻ, đã đi thuê trọ trên dưới 10 năm, chuyển trọ vô số lần nên đôi lúc rất khát khao một mái nhà yên ổn. “Đầu năm 2021, khi về nước công tác và làm việc sau một khoảng thời gian dài du học ở Hàn, vợ chồng mình đã lên kế hoạch mua nhà. Tuy nhiên, lúc nghe các bạn môi giới báo giá thì cảm thấy khá sốc, khó lòng chấp nhận được vì tụi mình vẫn còn quen với giá BĐS ở thời 2013-2014. Hai đứa ngồi bàn bạc với nhau xong cảm thấy vẫn chưa sẵn sàng gánh trên vai một món nợ lớn như vậy”.

Bước ngoặt xảy ra vào khoảng thời gian chồng Linh có việc về quê, còn cô vẫn ở lại Hà Nội. Và cô phải chuyển nhà vì căn tập thể cũ thuê trước đó không thể ở được nữa. Lúc đó, vì tìm được 1 căn hộ đẹp, giá cả vừa phải, dù trời mưa to cô vẫn quyết định đến gặp chủ nhà. Sau khi trao đổi, cô đã chốt được thuê căn nhà này.

Vay 1,5 tỷ đồng mua căn hộ 74m2: Sự khác biệt giữa “cố một tí” và “cố quá sức” khi vay nợ?- Ảnh 4.
Vay 1,5 tỷ đồng mua căn hộ 74m2: Sự khác biệt giữa “cố một tí” và “cố quá sức” khi vay nợ?- Ảnh 5.
Vay 1,5 tỷ đồng mua căn hộ 74m2: Sự khác biệt giữa “cố một tí” và “cố quá sức” khi vay nợ?- Ảnh 6.
Vay 1,5 tỷ đồng mua căn hộ 74m2: Sự khác biệt giữa “cố một tí” và “cố quá sức” khi vay nợ?- Ảnh 7.

Căn nhà vô cùng xinh xắn

Tuy nhiên, sau khi báo tin với chồng thì chồng cô đã bảo không thuê nhà nữa, chuẩn bị gom tiền làm thủ tục mua nhà. “Giờ nghĩ chắc tại anh thương mình, thấy đi thuê nhà vất vả quá. Cũng may là tụi mình đã đánh liều mua nhà ở thời điểm đó. Bởi vì với mặt bằng giá chung cư như hiện tại, để mua được nhà, tụi mình càng phải vất vả áp lực hơn nữa”.

Theo Linh, mọi người mua nhà khi trong cuộc sống của mỗi người xuất hiện điều gì đó khiến họ muốn gắn bó. Cụ thể, khi một người đang ở trong tâm thái chỉ muốn tập trung vào việc phát triển bản thân, họ sẽ sẵn sàng cho việc dịch chuyển, cần đi ra ngoài để khám phá thế giới. Và thường là việc mua nhà sẽ trở thành một gánh nặng tài chính trói buộc bước chân họ. Do vậy tới thời điểm bạn muốn gắn bó với một vùng đất nào đó, hoặc một người nào đó, bạn mới nên cân nhắc đến việc mua nhà. Trước đấy, bạn nên học quản lý tài chính và tìm cách gia tăng thu nhập.

Vay 1,5 tỷ đồng mua căn hộ 74m2: Sự khác biệt giữa “cố một tí” và “cố quá sức” khi vay nợ?- Ảnh 8.
Vay 1,5 tỷ đồng mua căn hộ 74m2: Sự khác biệt giữa “cố một tí” và “cố quá sức” khi vay nợ?- Ảnh 9.
Vay 1,5 tỷ đồng mua căn hộ 74m2: Sự khác biệt giữa “cố một tí” và “cố quá sức” khi vay nợ?- Ảnh 10.
Vay 1,5 tỷ đồng mua căn hộ 74m2: Sự khác biệt giữa “cố một tí” và “cố quá sức” khi vay nợ?- Ảnh 11.

Căn hộ vào ban đêm

Tự thiết kế nhà cửa, tiết kiệm tiền nhờ mua nội thất từ từ

Trước đó Linh học design, cô biết vẽ và dựng khối 3D cơ bản nên đã tự thiết kế nhà. Nội thất làm đơn giản, giữ nguyên layout (bố cục) nhà không đập phá phần thô. “Phong cách nhà mình nói thật là không có tên gọi cụ thể. Nếu bắt buộc phải gọi tên, mình sẽ trả lời là “phong cách thực dụng”. Do tụi mình muốn trả nợ cho người thân và bạn bè sớm nhất có thể nên ngân sách để làm nội thất không có nhiều”.

Đồ nội thất trong nhà dùng đến 70% tông trắng. Trên thực tế, gỗ màu trắng thường rẻ nhất, và hợp với màu tường có sẵn của chủ đầu tư, không cần phải sơn lại. Sau này, khi mua đồ gia dụng cũng dễ dàng hơn, cô chỉ cần chọn tông màu be trắng. Để không gian nhà ấm hơn, cô sử dụng màu gỗ ở những vị trí dễ bẩn như tủ giày, mặt bàn. Cuối cùng, khi đã chuyển vào nhà sinh sống, Linh nhận ra thứ khiến cho căn nhà trở nên có sinh khí là những chậu cây, cái đèn, vật dụng nho nhỏ sử dụng hằng ngày.

Vay 1,5 tỷ đồng mua căn hộ 74m2: Sự khác biệt giữa “cố một tí” và “cố quá sức” khi vay nợ?- Ảnh 12.
Vay 1,5 tỷ đồng mua căn hộ 74m2: Sự khác biệt giữa “cố một tí” và “cố quá sức” khi vay nợ?- Ảnh 13.

Một số góc khác trong nhà

Đối với đồ decor, cô cho rằng không nên bỏ tiền đầu tư một khoản lớn ngay từ đầu. Thay vào đó, mỗi ngày trong quá trình ở, bạn có thể lấp đầy từng chút một. Điều này giúp bạn có thời gian từ từ cảm nhận xem cái gì mới phù hợp với bản thân và ngôi nhà của mình.

“Mình ở trọ gần 10 năm, đã từng không dám mua đồ gia dụng hay nội thất vì sợ lúc chuyển nhà không mang theo được. Mình từng đựng đồ đạc trong thùng carton, lắm lúc cần dùng tìm không thấy, hoặc thậm chí quên luôn là mình đã có món đồ đó. Tất cả những điều bất tiện đó khiến mình xác định rõ ràng ngay từ đầu là căn nhà phải được thiết kế tỉ mỉ phù hợp với nhu cầu gia đình”.

Sau quá trình mua nhà, cô nhận ra câu nói “mua nhà cố một tí là chuyện bình thường” khá đúng. Tuy nhiên, làm thế nào để phân biệt giữa “cố một tí”, và “cố quá sức” không phải chuyện đơn giản.

“Theo góc nhìn cá nhân và có đối chiếu với hoàn cảnh của một số gia đình khác mình biết, nếu số tiền cả gốc lẫn lãi bạn bỏ ra để trả nợ dưới 1/3 tổng thu nhập, nó là một con số tương đối an toàn. Và ngược lại, nếu số tiền bạn phải trả nợ nhiều hơn tỷ lệ đó, một là tìm cách gia tăng thu nhập, hai là chi tiêu tiết kiệm, và cắt giảm đi những thứ không phải nhu cầu thiết yếu. Còn nếu 2 điều trên đều khó quá, mình nghĩ nên chọn phương án mua nhà rẻ hơn”, Linh chia sẻ.

 

Theo Tô Diệp

Phụ nữ số

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên