MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

VCSC: Hòa Phát thường đặt kế hoạch khá thận trọng,kế hoạch của Hoa Sen thường không phải là chỉ báo tốt cho thực tế

25-02-2023 - 06:20 AM | Doanh nghiệp

VCSC: Hòa Phát thường đặt kế hoạch khá thận trọng,kế hoạch của Hoa Sen thường không phải là chỉ báo tốt cho thực tế

VCSC cho rằng các nhà sản xuất thép của Việt Nam đang phải đối mặt với cả việc tăng giá nguyên liệu do chi phí gia tăng và sự gián đoạn nhu cầu (đặc biệt là ở thị trường trong nước) qua đó gây áp lực lên biên lợi nhuận.

CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đã công bố các đề xuất sẽ được trình cổ đông thông qua tại ĐHCĐ thường niên của công ty, dự kiến tổ chức ngày 30/03/2023. Cụ thể, HPG đề xuất kế hoạch năm 2023 với doanh thu đạt 150.000 tỷ đồng (+6% so với năm 2022) và LNST đạt 8 nghìn tỷ đồng (-5% so với năm 2022). HPG không đề xuất kế hoạch chia cổ tức cho năm 2022 và 2023.

Trong báo cáo mới đây, CTCK Bản Việt (VCSC) đánh giá rằng kế hoạch kinh doanh của HPG thường khá thận trọng - ngoại trừ trong điều kiện thị trường bất thường vào năm 2022.

VCSC: Hòa Phát thường đặt kế hoạch khá thận trọng trong khi Hoa Sen thường không đạt kế hoạch kinh doanh - Ảnh 1.

Một công ty ngành thép khác là CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) cũng đã công bố các đề xuất để trình cổ đông thông qua tại ĐHCĐ của công ty. Ban lãnh đạo HSG đặt kế hoạch năm tài chính 2023 (ngày kết thúc năm tài chính của HSG là ngày 30/9) với 2 kịch bản LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023 là 100 tỷ đồng và 300 tỷ đồng so với LNST thực tế năm 2022 là 251 tỷ đồng. HSG đề xuất mức chia cổ tức bằng cổ phiếu năm 2022 tối đa là 3%. Thông tin về thời gian trả cổ tức chưa được công bố.

VCSC đánh giá rằng kế hoạch LNST sau lợi ích CĐTS của HSG thường không phải là chỉ báo tốt về kết quả thực tế của công ty. 

VCSC: Hòa Phát thường đặt kế hoạch khá thận trọng trong khi Hoa Sen thường không đạt kế hoạch kinh doanh - Ảnh 2.

Theo VCSC, diễn biến giá thép tăng sẽ hỗ trợ mở rộng biên lợi nhuận của các nhà sản xuất thép vào năm 2023, nhưng triển vọng nhu cầu không chắc chắn sẽ hạn chế khả năng chuyển mức chi phí cao hơn sang giá bán.

Giá tuyệt đối của các mặt hàng đầu vào liên quan đến thép đã tăng mạnh kể từ tháng 11/2022 do Trung Quốc tăng cường chính sách hỗ trợ cho lĩnh vực bất động sản đang suy yếu và việc mở cửa trở lại sau đại dịch COVID-19 của quốc gia này. Giá thép đầu ra, bao gồm thép cuộn cán nóng (HRC) và tôn mạ, cũng tăng nhờ chi phí cao hơn và kỳ vọng nhu cầu tích cực.

VCSC cho rằng các nhà sản xuất thép của Việt Nam đang phải đối mặt với việc tăng giá nguyên liệu do chi phí gia tăng và sự gián đoạn nhu cầu (đặc biệt là ở thị trường trong nước) qua đó gây áp lực lên biên lợi nhuận.

Huyền Trang

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên