MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

8.000 tỉ nợ đọng bảo hiểm quý 1

Các cơ quan quản lý đã đưa ra nhiều biện pháp để tiến hành thu hồi nợ. Tuy nhiên thực tế cho thấy nợ đọng BHXH vẫn là vấn đề chưa thể giải quyết.

Năm 2012, nợ đọng và trốn đóng bảo hiểm xã hội tồn dư khoảng 4.600 tỉ, chiếm 6,27% tổng số thu BHXH của nước ta. Sang năm nay, riêng quý đầu năm, số nợ đọng do trốn đóng bảo hiểm này đã lên tới 8.000 tỉ đồng. 

Việc các DN không đóng BHXH khiến các cơ quan BHXH không xử lý các chính sách ngắn hạn cho người lao động như thai sản, khám chữa bệnh, hay không cho người lao động về hưu. 

Các cơ quan quản lý đã đưa ra nhiều biện pháp để tiến hành thu hồi nợ. Tuy nhiên thực tế cho thấy nợ đọng BHXH vẫn là vấn đề chưa thể giải quyết.

Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Quốc hội cho biết có hai lý do chính khiến DN né tránh việc đóng BHXH cho người lao động:

Thứ nhất là những doanh nghiệp đang lâm vào tình cảnh khó khăn, và không có tiền để đóng BHXH cho người lao động. Con số hơn 50.000 doanh nghiệp phá sản trong năm qua là minh chứng cho những khó khăn của DN và nền kinh tế.

Lý do thứ hai và cũng là nguyên nhân cơ bản là do chủ sở hữu lao động chiếm dụng vốn, đem tiền bảo hiểm cuẩ người lao động đi đầu tư vào những khoản khác. Hành động này là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên theo ông Lợi, các hình phạt vẫn chưa đủ sức răn đe.

"Trong bộ luật Lao động mới, mức xử phạt của việc trốn đóng BHXH là tối đa 200 triệu đồng với cá nhân và 400 triệu đồng với doanh nghiệp. Mức này cao hơn rất nhiều so với luật cũ chỉ 30 triệu, tuy nhiên vẫn chưa đủ mạnh để răn đe. Số tiền doanh nghiệp chiếm dụng nhiều khi còn cao hơn số tiền có thể bị phạt hay lãi suất phải trả nếu vay ngân hàng", ông Lợi cho biết.

Đề ra biện pháp giải quyết, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Quốc hội ủng hộ việc đưa vấn đề này ra tòa án

"Tại nhiều địa phương, việc người dân khởi kiện ra tòa án đã đem lại những kết quả tốt, buộc DN phải tuân theo quyết định của tòa án", ông cho biết.

Ngoài ra, chúng ta cần phải cải cách các thủ tục hành chính để người lao động biết được số tiền mình đóng DN có đến tay các cơ quan quản lý hay không,

Đối với những DN chiếm dụng tiền BHXH của người lao động, bên cạnh việc xử phạt bằng tiền, nhà nước cần có điều kiện, chế tài kèm theo, chẳng hạn như buộc DN ngừng hoạt động, thu hồi giấy phép kinh doanh,...

Trần Dũng

dungtq

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên