Ai là người chịu trách nhiệm khi hội nhập không thành công?
“Theo tiến trình hội nhập, chỉ còn hơn 1 tháng nữa là Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được hình thành nhưng cả doanh nghiệp và người lao động chưa có tâm thế sẵn sàng. Vậy Chính phủ có giải pháp về để giải quyết vấn đề này? Vì sao đến nay Chính phủ vẫn chưa công bố giải pháp? Ai là người chịu trách nhiệm chính?”
- 12-06-2015Quốc hội "gỡ khó" cho ngành nông nghiệp
- 08-06-2015Nhập siêu và nợ công dưới góc nhìn của Đại biểu Quốc hội
- 20-05-2015Quốc hội sẽ quyết định “số phận” dự án sân bay Long Thành
Chiều nay (ngày 16/11), Quốc hội tiếp tục bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, hoạt động chất vấn liên quan đến tình hình của đất nước nên đối tượng chất vấn rất rộng, gồm cả Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và các thành viên của Chính phủ.
Phát biểu tại phiên chất vấn buổi chiều, Đại biểu Nguyễn Thị Khá – Tỉnh Trà Vinh đặt câu hỏi, Cộng đồng kinh tế ASEAN sắp ra đời nhưng sự chuẩn bị của cộng đồng và doanh nghiệp còn khá mù mờ.
“Theo tiến trình hội nhập, chỉ còn hơn 1 tháng nữa là AEC được hình thành nhưng cả doanh nghiệp và người lao động chưa có tâm thế sẵn sàng. Vậy Chính phủ có giải pháp về để giải quyết vấn đề này? Vì sao đến nay Chính phủ vẫn chưa công bố giải pháp? Ai là người chịu trách nhiệm chính?” – Đại biểu Khá đặt một loạt câu hỏi.
Đồng thời, Đại biểu tỉnh Trà Vinh cũng băn khoăn, để tránh tình trạng bị đình đốn thì mỗi doanh nghiệp và người lao động cần làm gì? Chính phủ đã có biện pháp gì hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động để tránh rủi ro, Chính phủ cam kết gì trước người dân và doanh nghiệp.
Trong khi đó, Đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo – Thành phố Hà Nội đề nghị, để hội nhập và phát triển kinh tế trong những năm tiếp theo, Chính phủ cần sớm ban hành luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
“Doanh nghiệp của ta đa phần là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm tới 90%. Đây là lực lượng quan trọng nên mong Thủ tướng sớm ban hành Luật doanh nghiệp vừa và nhỏ để có kế hoạch phát triển và hỗ trợ cho các doanh nghiệp này. Đây cũng là yêu cầu cấp thiết để hội nhập kinh tế xã hội” – Đại biểu Bảo cho biết.
Bên cạnh đó, về tình hình nợ công, Đại biểu cho rằng, nợ công hiện nay đang tăng cao, đã sát trần nợ công và có nhiều ý kiến lo ngại nợ công của Việt Nam có khả năng bằng và vượt trần. Đó là vấn đề lớn nên Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Tài chính trả lời và báo cáo trước Quốc hội để cử tri cả nước yên tâm.
Theo Đại biểu Hòa, năm vừa rồi Bộ Tài chính tiết kiệm chi tiêu công tốt có tác dụng lớn đến ngân sách Nhà nước, nhưng chi phí chi tiêu công lớn, quỹ lương còn hạn hẹp ảnh hưởng chi ngân sách.
“Nhiều con số đưa ra như phụ phí xe công là 13 nghìn tỷ là quá lớn trong khi chi ngân sách còn hạn hẹp và cần phải tiết kiệm trong khoản chi lớn như vậy. Tình trạng thị trường hiện nay, nợ đọng thuế còn lớn, hiện có 76.000 tỷ trong đó 34.000 tỷ có khả năng thu hồi, liệu ta có đạt được và có giải pháp để xử lý hay không?” – Đại biểu đặt câu hỏi.
Ngoài ra, Đại biểu cũng cho rằng, tình trạng gian lận thương mại, hàng lậu hàng giả và hàng kém chất lượng là những câu hỏi lớn cần giải đáp ngay với người dân. Đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan đưa ra giải pháp để hạn chế tình trạng này.
Tiếp tục đăng đàn trả lời chất vấn tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng trả lời câu hỏi của đại biểu Thân Đức Nam về công nghiệp hỗ trợ.
Theo Bộ trưởng, công nghiệp hỗ trợ có ba nội dung là cơ chế chính sách thì từ nhiều năm nay Chính phủ đã quan tâm mảng hoạt động này trong lĩnh vực công nghiệp để tăng khả năng chế tạo sản xuất trong nước, giảm phụ thuộc vào nước ngoài và hạn chế nhập siêu.
“Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản như Quyết định 12 về cơ chế khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ. Bên cạnh đó, Bộ Công thương đã ban hành quy hoạch về phát triển công nghiệp hỗ trợ, phê duyệt ngày 8/10/2014 và ngày 3/11/2015” – Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết.
Cụ thể, Bộ trưởng Hoàng dẫn chứng, về việc triển khai thực hiện, ta đã làm nhiều việc nâng giá trị gia tăng phần sản xuất trong nước trong lĩnh vực công nghiệp như dệt may nâng từ 10 – 20% lên 50%; da giày từ 20 lên 65%; lĩnh vực xi măng, xây dựng nhà máy nhiệt điện tỷ lệ tự làm trong nước cũng tăng lên nhiều… chứng tỏ Việt Nam đã từng bước phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.
Đối với lĩnh vực công nghiệp ô tô, tỷ lệ nội địa hóa với ô tô còn thấp, chỉ đạt 10 – 15% nhưng xe chở khách và xe tải 5 tấn trở xuống tỷ lệ nội địa hóa đã đạt 40%.
Thứ hai là trong vận động hợp tác quốc tế, Bộ Công thương đã đề nghị Nhật Bản hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam thông qua sáng kiến chung Việt – Nhật, giao cho Jica hàng năm tổ chức hội chợ triển lãm, thu hút doanh nghiệp Việt Nam tham gia và kết nối với doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu.
Gần đây nhất, ngày 14/11, Việt Nam – Hàn Quốc đã khai trương dự án vườn ươm công nghệ cao tại TP Cần Thơ. Đây là dự án đầu tiên Hàn Quốc cam kết chuyển giao 100 công nghệ trong lĩnh vực thủy sản, máy nông nghiệp, chế biến nông sản và công nghiệp hỗ trợ cho Việt Nam.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thừa nhận, bên cạnh những kết quả bước đầu, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ vẫn còn một số tồn tại, yếu kém. Do vậy, thời gian tới cần có nhiều cố gắng hơn nữa để ngành này phát triển xứng đáng và phù hợp với quy mô, vị trí của nước ta.
Về Luật công nghiệp hỗ trợ, Bộ trưởng cho biết hiện đã có Luật doanh nghiệp vừa và nhỏ và có ý kiến xây dựng luật về công nghiệp hỗ trợ. Theo Bộ trưởng, 2 nội dung này là 1, vì doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đại đa số là vừa và nhỏ. Do đó, Luật doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là luật phát triển công nghiệp hỗ trợ, vấn đề là Quốc hội lựa chọn luật nào.
Liên quan đến việc quản lý thị trường, theo Bộ trưởng Công thương, đây là một vấn đề còn nhiều bức xúc. Trong thời gian qua, mặc dù ngành công thương đã có nhiều cố gắng, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn song vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn.
Lực lượng quản lý thị trường đã có nhiều cố gắng. Tuy nhiên trong thực thi vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra. Bên cạnh việc tăng cường kiểm tra kiểm soát, buôn lậu và gian lận thương mại còn phức tạp. Một số quy định chưa đủ sức răn đe. Bộ Công thương đã báo cáo Chính phủ bổ sung, sửa đổi một số văn bản.
Do vậy, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cam kết, trong thời gian tới, Bộ Công thương sẽ tiếp tục nâng cao trách nhiệm của lực lượng quản lý thị trường, tăng sự thống nhất, phối hợp với các địa phương, phổ biến tuyên truyền pháp luật, xử lý nghiêm sai phạm đối với các hành vi.
Sau phần đăng đàn của Bộ trưởng Công thương, Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Nguyễn Quân trả lời một số chất vấn của cử tri và đại biểu Quốc hội về ứng dụng công nghệ cao trong phát triển kinh tế.
Cụ thể, trả lời chất vấn của Đại biểu Trương Văn Vở về danh tính xác định doanh nghiệp công nghệ cao, Bộ Khoa học Công nghệ đã trình Thủ tướng ban hành về chương trình công nghệ quốc gia, thành lập quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, nâng cao trình độ công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam.
Bên cạnh đó, Chính phủ đã quy định danh mục sản phẩm công nghệ cao được ưu tiên khuyến khích trong các lĩnh vực, hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ cao về mức thuế…