MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bộ trưởng Bộ GTVT: Hà Nội quyết định thời gian đổi giờ từ ngày 01/02/2012

Hiện Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với những đề xuất của UBND Tp. Hà Nội

Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải (GTVT) – Đinh La Thăng đang trả lời chất vấn trực tiếp của người dân. Dưới đây là một số nội dung hỏi và trả lời.

Thưa Bộ trưởng, đề xuất điều chỉnh giờ làm ở Hà Nội đã thực hiện đến đâu?

Ủy ban Nhân dân Tp. Hà Nội đã trình Thủ tướng Chính phủ. Hiện Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với những đề xuất của UBND Tp. Hà Nội. Thủ tướng quyết định để UBND Tp. Hà Nội quyết định thời gian đổi giờ là từ ngày 01/02/2012.

Bộ trưởng từng nói trong những ngày đầu nhậm chức: Bộ GTVT sẽ giải quyết ba khâu đột phá chiến lược, (i) đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông; (ii) giảm tình trạng tai nạn giao thông; (iii) giảm ùn tắc giao thông. Vậy hiện nay đã có tiến triển gì trong việc thực hiện, kết quả thực hiện của 3 khâu trên?

Đến nay ngành GTVT vẫn đang thực hiện  3 nội dung đột phá. Đây là vấn đề cần thời gian, chứ không thể làm được ngay lập tức. Nó đòi hỏi có sự kết hợp đồng bộ của cả hệ thống chính trị, toàn dân. Tôi hết sức hài lòng, sau 5 tháng nhận chức Bộ trưởng đã tạo ra sự đồng thuận rất lớn  từ nhân dân; sự đoàn kết nhất trí của ngành GTVT.

Đây là thời cơ để ngành GTVT phát triển đáp ứng nhu cầu mong đợi của người dân, đất nước. Cán bộ, người lao động trong ngành GTVT đã có sự chuyển biến, đồng tâm hiệp lực, trách nhiệm cống hiến cho đất nước.

Kết quả cụ thể chúng ta cần phải có thời gian mới khẳng định được.

Việc Bộ trưởng trực tiếp trảm tướng, làm đốc công, bộ trưởng đã làm thay việc của Thứ trưởng, Cục trưởng, phải chăng công tác điều hành quản lý dự án ở Bộ đang có vấn đề?

Là người đứng đầu ngành giao thông đi kiểm tra công việc cụ thể, phải có ý kiến chỉ đạo cụ thể. Tôi cho rằng, đã làm bộ trưởng, phải làm được việc lớn cả việc nhỏ, miễn là việc đó có lợi ích cho tập thể, cho đơn vị.

Năm 2011, tổng vốn đầu tư tất cả các nguồn cho các dự án của bộ GTVT là 55.000 tỷ đồng, trong khi đó đề án đột phá về hạ tầng của Bộ GTVT trình Thủ tướng  từ nay đến 2015 cần đến 530.000 tỷ đồng, tương đương cần 160.000 tỷ đồng/năm. Vậy Bộ có kết hoạch gì để bù đắp vốn đầu tư này?

Đầu tư kết cấu hạ tầng là một giải pháp đột phá trong 10 năm tới mà Đại hội đảng toàn quốc đã xác định. Nghị quyết 11, kế hoạch 5 năm 2011 -2015, Chính phủ đã  phê duyệt đề án đột phá pháp chế phát triển kết cấu hạ tầng trong đó số một là đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2011-202.

Tuy nhiên, chúng ta thực hiện đề án này trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, tình hình kinh tế trong nước khó khăn, phải ưu tiên mục tiêu kiềm chế lạm phát vẫn đảm bảo an sinh xã hội. Do vậy, vốn đầu tư cho hạ tầng phải giảm đi. Trong khi yêu cầu đầu tư hạ tầng để đảm bảo cho sự phát triển của đất nước theo hướng công nghiệp hiện đại. Muốn như vậy, chúng ta không phải trong chờ vốn ngân sách.

Chúng ta phải có những giải pháp để huy động các nguồn lực khác nhau bao gồm: vốn ngân sách, vốn TPCP, vốn ODA, huy động từ doanh nghiệp và từ người dân. Để huy động được phải có cơ chế chính sách, giải pháp cụ thể. Có như vậy, chúng ta mới có đủ nguồn lực để thực hiện.

Ngành giao thông vận tải phải rà soát lại toàn bộ thể chế chính sách để làm sao quản lý các nguồn lực,  để làm sao quản lý chặt chẽ vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

(Tiếp tục cập nhật...)

Q. Nguyễn

quynhnn

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên