MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

“Bóng ma” lạm phát không đáng lo bởi tỷ giá

Tăng tỷ giá có thể làm CPI tăng nhẹ vào những tháng cuối năm. Song điều này sẽ không bị ảnh hưởng đến mục tiên ổn định lạm phát trong năm nay

Động thái điều chỉnh tỷ giá của NHNN được nhìn nhận là phản ứng tích cực và linh hoạt, trong bối cảnh Trung Quốc liên tục phá giá đồng NDT.

Theo PGS. TS. Ngô Văn Hiền, Học viện Tài chính, tăng tỷ giá tạo thuận lợi cho xuất khẩu, nhưng lại là gánh nặng cho nhập khẩu. Thực tế này có thể khiến cho giá hàng hóa đầu vào tăng cao, ảnh hưởng đến sức mua và lạm phát.

Song trong bối cảnh cầu tiêu dùng vẫn chưa có nhiều cải thiện, tăng tỷ giá có thể làm CPI tăng vào các tháng cuối năm, nhưng mục tiêu lạm phát vẫn sẽ được giữ vững.

Việc tăng tỷ giá thêm 1% đồng nghĩa với việc NHNN đang phá vỡ cam kết giữ biên độ tỷ giá 2%. Có phải NHNN chưa lường hết mọi khả năng tác động đến tỷ giá?

Việc tăng tỷ giá của NHNN là một động thái không ngoài dự báo của giới chuyên gia. Bởi chúng tôi cho rằng khi NHNN cam kết không điều chỉnh tỷ giá quá 2% trong năm nay, thì đây là điều không thể.

Song việc tăng tỷ giá lần này có thể được coi là phản ứng tích cực, linh hoạt và đúng thời điểm của NHNN. Đặc biệt khi mà Trung Quốc nền kinh tế đứng thứ hai thế giới bên cạnh Việt Nam liên tục điều chỉnh tỷ giá đồng nhân dân tệ.

Xuất khẩu được lợi nhưng nhập khẩu lại bị thiệt khi điều chỉnh tỷ giá, liệu giá cả hàng hóa và sức mua của người tiêu dùng có bị ảnh hưởng?

Đối với Việt Nam, hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng nông nghiệp và hàng hóa gia công. Trong đó, Trung Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu lớn, nên động thái tăng tỷ giá đồng NDT không thể không ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam sang thị trường trường này.

Vì vậy, việc tăng tỷ giá VND cũng có nghĩa là chúng ta đang đi tìm điểm cân bằng trong tỷ giá. Động thái tăng tỷ giá sẽ giúp DN xuất khẩu Việt Nam, có những lợi thế tích cực do giá bán tăng cao.

Song với DN nhập khẩu thì tăng tỷ giá lại trở thành “gánh nặng”, điều này không nằm ngoài các quy luật kinh tế. Theo đó, giá đầu vào nguyên vật liệu gia tăng, giá hàng hóa cũng tăng lên và không thể không ảnh hưởng đến "sức mua" của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, có thể thấy, trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn như hiện nay, tâm lý người tiêu dùng Việt Nam đang rất cẩn trọng trong chi tiêu và tiết kiệm. Diễn biến của CPI cho thấy sức mua trên thị trường vẫn chưa cải thiện, do vậy sự ảnh hưởng của tỷ giá đến sức mua cũng sẽ không lớn.

Vậy còn tác động đến chỉ số giá tiêu dùng sẽ như thế nào, thưa ông?

Nếu điều chỉnh tỷ giá một cách cẩn trọng với biên độ nhỏ cùng với sức mua trên thị trường yếu, có thể thấy việc tăng tỷ giá ít ảnh có những ảnh hưởng lớn đến lạm phát.

Đặc biệt, trong bối cảnh chỉ số CPI những tháng đầu năm đang rất thấp, tăng tỷ giá có thể làm CPI tăng nhẹ vào những tháng cuối năm. Song điều này sẽ không bị ảnh hưởng đến mục tiên ổn định lạm phát.

Nhiều DN cho rằng điều chỉnh tỷ giá chỉ là một phần, bởi cần phải có thêm các chính sách khác để hỗ trợ DN nâng sức cạnh tranh cho hàng hóa. Quan điểm của ông về vấn đề này?

Chính sách tỷ giá được coi là một trong các chính sách tài chính quan trọng nhất được nhà nước sử dụng để điều hành nền kinh tế. Việc tăng tỷ giá là một động thái tích cực của NHNN nhằm đối phó với sự biến động về tỷ giá và cũng là một động thái tích cự nhằm hỗ trợ DN mà trực tiếp là các DN xuất khẩu.

Song cùng với chính sách tỷ giá, cần phải có các giải pháp hỗ trợ DN như, giảm lãi suất, chống nhập siêu, tăng cường các giải pháp quản lý thị trường, chống buôn lậu, hàng nhái, hàng giả…

Trước diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế hiện nay, cần phải theo dõi sát những biến động khác thường của các nền kinh tế, đặc biệt là Trung Quốc.

Động thái tăng tỷ giá đồng nhân dân tệ cũng cho thấy Trung quốc đang tích cực tìm kiếm các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế nước này hướng vào xuất khẩu nhằm lấy lại sự cân bằng của cán cân thương mại của quốc gia này.

An Ngọc

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên