MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

“Chậm mà chắc, Việt Nam đang giành được thị phần trên thế giới”

2 nguyên nhân chính giúp HSBC lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam đó là: xuất khẩu đang tăng trưởng nhanh, ổn định và sự phát triển thiên về xuất khẩu phù hợp với nguồn nhân công Việt Nam, tài nguyên và vị trí địa lý cạnh tranh thuận lợi.

Theo báo cáo của HSBC, chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng ngành sản xuất của Việt Nam (chỉ số HSBC PMI) trong tháng 11 vừa qua đạt 52,1 điểm; sản lượng và đơn hàng xuất khẩu mới tăng trong khi giá đầu vào giảm; đơn hàng xuất khẩu nhiều hơn đang đẩy mạnh nhu cầu nhập khẩu vào thời điểm cuối năm.

Bên cạnh đó, giá dầu giảm góp phần đẩy mạnh cán cân thương mại nhưng sẽ làm giảm thu ngân sách; người tiêu dùng và nhà sản xuất sẽ hưởng lợi từ chi phí thấp trong khi thâm hụt tài chính có thể sẽ tiếp tục.

HSBC dự báo, ngoài biến động trong ngắn hạn, sức cạnh tranh về chi phí nhân công sẽ giúp Việt Nam tăng thị phần; nhưng Việt Nam cần cải thiện cơ sở hạ tầng, cả phần cứng lẫn phần mềm để leo cao hơn trong chuỗi giá trị.

Đơn giá chi phí nhân công tại Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất Châu Á

“Chậm mà chắc, Việt Nam đang giành được thị phần trên thế giới” – Báo cáo nhận định. Hàng hóa của Việt Nam chiếm 0,7% lượng xuất khẩu toàn cầu trong năm 2013; tăng 0,4% kể từ năm 2007.

Trong ngành sản xuất cần nhiều nhân công, lĩnh vực giày dép và may mặc của Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh hơn. Mục tiêu xuất khẩu là nhắm đến đến các nền kinh tế thịnh vượng để cải thiện mức sống, đặc biệt là nền kinh tế Mỹ, EU ...

Báo cáo nêu rõ, trong năm 2013, Việt Nam là nhà cung ứng hàng hóa lớn thứ 20 của Mỹ; với tổng giá trị 25 tỉ đô la Mỹ. Từ đầu năm đến hết tháng 9/2014, xuất khẩu vào Mỹ của Việt Nam tăng 23,5%.

Đối với Việt Nam, lợi ích lớn nhất của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là thỏa thuận tự do thương mại (FTA) với nền kinh tế lớn nhất của thế giới, cho phép hàng hóa Việt Nam hội nhập tốt hơn vào thị trường Mỹ. Dù là thỏa thuận tự do thương mại với khu vực Eurozone hay với Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Việt Nam cũng đều nỗ lực để cải thiện sự kết nối với các khu vực; từ đó hàng hóa Việt Nam có nhiều cơ hội thâm nhập thị trường nước ngoài hơn.

Báo cáo cho biết, chỉ số PMI ngành sản xuất của Việt Nam trong tháng 11 cho thấy các đơn hàng xuất khẩu mới và sản lượng đang tăng. Nhu cầu trên thế giới dè dặt cũng khiến các công ty thuộc các nền kinh tế phát triển tìm cách cắt giảm chi phí, đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm những phương án thay thế với giá rẻ hơn.

Ngoài ra, giá dầu giảm mạnh góp phần kéo dài thâm hụt tài chính của Việt Nam nhưng sẽ giúp nhà sản xuất cắt giảm chi phí và chuyển phần tiết kiệm được sang cho khách hàng. HSBC dự báo cầu nội địa sẽ tăng dần khi nền kinh tế cải thiện và sức mua tăng lên.

Theo báo cáo, 2 nguyên nhân chính giúp HSBC lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới, đó là: xuất khẩu đang tăng trưởng nhanh, ổn định và sự phát triển thiên về xuất khẩu phù hợp với nguồn nhân công Việt Nam, tài nguyên và vị trí địa lý cạnh tranh thuận lợi.

Áp lực tiền công tăng tại Trung Quốc cũng như áp lực cắt giảm chi phí đang khiến các doanh nghiệp hàng điện tử đa dạng hoá sang phía Bắc của Việt Nam, nơi gần với nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào từ Trung Quốc và gần một trong các sân bay chính cũng như các cảng của Việt Nam.

HSBC đánh giá Việt Nam đang áp dụng một chính sách đúng đắn khi sử dụng giá nhân công và lợi thế tài nguyên để thu hút ngành sản xuất sử dụng nhiều vốn. Do đó, trong thời gian tới, chỉ cần Việt Nam tiếp tục cải thiện tính hiệu quả của nguồn lao động, việc phân bổ vốn và tài nguyên để bù đắp cho tính cạnh tranh về giá, triển vọng của nền kinh tế sẽ rất sáng.

>>>PMI tháng 11 đạt 52,1 điểm, sản lượng sản xuất tăng mạnh nhất kể từ tháng 4

Nguyệt Quế

huongtt

HSBC

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên