MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chủ tịch BCG: Việt Nam hấp dẫn nhưng rất khó để kinh doanh

Khẳng định Việt Nam là một trong hai nước trong ASEAN được đánh giá là có nhiều cơ hội và tiềm năng, song nhiều nhà đầu tư lại cho rằng đây là mảnh đất không dễ kinh doanh.

Ông Hans Paul Bürkner, Chủ tịch toàn cầu của Tập đoàn tư vấn Boston Consulting Group (BCG) đã nói như vậy tại Diễn đàn CEO Forum “Khởi đầu sứ mệnh tư duy 90 hay 600?” đang diễn ra ngày 24/9 tại TP.HCM.

Theo ông Hans, mặc dù tình hình kinh tế thế giới đang có nhiều bất ổn khi Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng phải liên tục điều chỉnh mức tăng trưởng.

Tuy nhiên, tại Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, Chủ tịch của BCG lại cho rằng nền kinh tế Việt Nam đang có sự tăng trưởng tốt, tạo ra cơ hội cho DN. Cũng bởi, tốc độ tăng trưởng trong 10 năm qua được xem là thần kỳ với ASEAN và Việt Nam đóng góp nhiều trong thành công này.

Việt Nam có nhiều cơ hội

“Cộng đồng này cũng sẽ hình thành nên sức mạnh kinh tế trên toàn thế giới như nhiều nhóm nước khác. Ta không nên đánh gía quá thấp tầm quan trọng của thị trường 600 triệu dân ở Đông Nam Á, bởi đây là thị trường sẽ mang lại cơ hội kinh tế lớn, năng động do các hoạt động sáng tạo kinh doanh của DN”, ông Hans nói.

Cũng theo ông Hans, nhiều công ty trên thế giới xem Đông Nam Á như một vùng đất tốt. Sự tăng trưởng này xuất từ phía cầu là người tiêu dùng, khi tầng lớp trung lưu, nhóm thu nhập trung bình đang tang lên rất mạnh ở Việt Nam, Indonesia, Philippines, Thái Lan… với hơn 300 triệu dân, nên nhu cầu hàng hóa và dịch vụ sẽ lớn hơn.

Vị chủ tịch BCG cho rằng: “Hai nhóm doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng ở Việt Nam và Đông Nam Á. Nên sự quyết tâm của DN và niềm tin của người tiêu dùng sẽ là nền tảng tạo tiến bộ trong những năm tới”.

DN nên lo nhưng không nên sợ

Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý là mặc dù Việt Nam và Indonesia được đánh giá là hai quốc gia có tầm quan trọng và tiềm năng, song các nhà đầu tư lại cho rằng đây cũng là hai mảnh đất rất khó để kinh doanh.

Nhiều DN và tập đoàn lớn cho rằng việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) mang lại nhiều cơ hội, song với những DN nhỏ và vừa thì lại lo ngại về khả năng tồn tại trong bối cảnh hội nhập.

Ông Hans cho rằng DN nên lo lắng song không nên lo sợ trước AEC mà cần phải chuẩn bị thật tốt để cạnh tranh trên thị trường. Theo đó, DN cần hiểu được thị trường, hiểu được khách hàng và người tiêu dùng, biết cách vận hành và tương tác với Chính phủ, nắm bắt luật lệ và quy định tốt hơn để linh hoạt hơn, thu hút được nhiều tài năng.

“DN phải suy nghĩ về sức mạnh của mình, cái gì bán và không bán được. Khi nhu cầu thay đổi thì không nên chờ đợi, hoặc sản phẩm, thị trường nào đó không bán dược thì phải nắm được nhu cầu tiêu dùng để điều chỉnh, thúc đẩy doanh số trên cơ sở khả năng hiểu được khách hàng, tạo sự linh hoạt kinh doanh”, ông Hans khuyến nghị.

Cẩm An

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên