MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chưa minh bạch nguồn thu

TP. HCM vừa trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư danh mục 6 dự án kêu gọi đầu tư PPP với tổng giá trị khoảng 13.800 tỷ đồng để trình Chính phủ thông qua.

Trong bối cảnh đầu tư công thắt chặt, vốn ngân sách hạn hẹp, nhiều hình thức đầu tư cũ không còn hấp dẫn, việc huy động nguồn vốn từ khu vực tư nhân thông qua mô hình hợp tác công- tư (PPP) được xem là giải pháp khả thi trong việc giải bài toán vốn đầu tư phát triển hạ tầng.

PPP hình thức đầu tư hấp dẫn…

Theo Điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2020 của TP. HCM, cần nguồn vốn trên 340 nghìn tỷ đồng, quỹ đất khoảng 22,5 nghìn ha để đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ và hiện đại. Tuy nhiên, với nguồn vốn ngân sách hạn hẹp, đầu tư công thắt chặt, việc kêu gọi các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách là giải pháp tối ưu.

Thực tế, từ nhiều năm qua, việc huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư phát triển hạ tầng đã được thực hiện theo hình thức BT (đổi đất lấy hạ tầng), BOT (xây dựng- kinh doanh- chuyển giao). Nhưng trong giai đoạn hiện nay, hai hình thức này không còn thu hút nhà đầu tư như trước. Hiện nay, hình thức hợp tác PPP đang được các nhà đầu tư chú ý vì tính rủi ro thấp, vai trò của nhà nước trong dự án PPP là một nhà đầu tư, tức cùng góp vốn và chia sẻ lợi nhuận, rủi ro cùng DN.

TP. HCM vừa trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư danh mục 6 dự án kêu gọi đầu tư PPP với tổng giá trị khoảng 13.800 tỷ đồng để trình Chính phủ thông qua.

Claire Phillips - Giám đốc Cơ quan Hợp tác địa phương (Anh):

Để thực hiện các dự án PPP thành công, cần minh bạch, rõ ràng từ khâu đánh giá các con số, định hình thời gian thi công. Việc thu hút các nhà đầu tư phụ thuộc rất lớn vào điều kiện kinh tế vĩ mô tại khu vực mà dự án triển khai. Vì vậy, Chính phủ cần tạo môi trường đầu tư thuận lợi với điều kiện xã hội, pháp luật, kinh tế và tài chính ổn định.

… Cần gỡ nút thắt để thu hút nhà đầu tư

Tháng 11/2010 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 71/2010/QĐ-TTg, ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức PPP, nhiều địa phương bắt đầu lập dự án kêu gọi vốn xã hội hóa. Các lĩnh vực thí điểm PPP gồm đường bộ, cảng hàng không, cảng biển, hệ thống cung cấp nước sạch, nhà máy điện, bệnh viện…

Tuy nhiên trong thời gian qua, các dự án được chọn thí điểm triển khai chậm, hoặc chưa thể triển khai, nguyên nhân do thiếu hành lang pháp lý và tính đồng bộ không cao, chưa hài hòa về lợi ích cũng như chia sẻ rủi ro giữa các bên.

Ông Lê Quốc Bình- Tổng giám đốc Công ty Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM - cho biết, nút thắt PPP cần giải quyết hiện nay là nguồn thu để hoàn vốn. Cụ thể một số dự án xử lý nước thải, môi trường, nhà nước kêu gọi đầu tư PPP nhưng lại không có chính sách rõ ràng về nguồn thu. Bên cạnh đó, theo Quyết định 71, vốn nhà đầu tư phải bỏ ra 70% trong tổng giá trị công trình còn nhà nước là 30%.

Ban Quản lý đường sắt đô thị TP. HCM cho hay, Dự án tuyến đường sắt đô thị số 4 với tổng vốn đầu tư khoảng 2 tỷ USD đã có DN nước ngoài muốn đầu tư theo mô hình PPP, đồng nghĩa họ sẽ phải bỏ ra 1,4 tỷ USD. Đây là nguồn vốn không hề nhỏ, do vậy nhà nước nên có quy định cụ thể về bảo lãnh vay cho DN, nhất là vay từ các nguồn vốn ODA.

Theo Ngọc Thảo

cucpth

Báo Công thương

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên