MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dư luận đồng tình phương án đổi giờ học, giờ làm

Giải pháp đổi giờ học, giờ làm nhằm giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội đang là vấn đề nóng trong dư luận.

Qua ghi nhận của nhóm phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ, rất nhiều người dân thể hiện sự đồng tình với chủ trương này, cũng như mong muốn cơ quan chức năng sẽ có phương án điều chỉnh giờ hợp lý nhất.

Đơn giản là thay đổi thói quen

Anh Nguyễn Anh Tuấn cho rằng thayđổi giờ học, giờ làm là giải pháp tình thếđể nhanh chóng khắc phục ùn tắc giao thông.

Anh Nguyễn Anh Tuấn, công tác tại Ngân hàng Techcombank cho rằng, nguyên nhân chủ yếu gây tắc nghẽn giao thông do lưu lượng giao thông quá cao so với diện tích đường phố, do vậy cần điều chỉnh lưu lượng giao thông một cách tự nhiên nhất.

Ngoài ra, việc tắc nghẽn giao thông còn do nhiều lý do khác như hạ tầng, văn hóa giao thông, phương tiện giao thông cộng cộng... Để khắc phục những điều này cần rất nhiều thời gian, có khi cần cả một thế hệ, vì vậy chúng ta phải có giải pháp tình thế để nhanh chóng khắc phục phần nào tình trạng ách tắc.

 Thay đổi giờ học, giờ làm cũng có thể coi là giải pháp tốt vào thời điểm này.

Đồng quan điểm này,anh Nguyễn Hồng Lân, cán bộ Viện Địa chất và Địa Vật lý biển chia sẻ, khi mà cơ sở hạ tầng dành cho giao thông chưa đồng bộ, có nghĩa là khi chưa đưa Metro, đường sắt trên cao, đường trên cao… vào sử dụng để hỗ trợ đường bộ thì các giảipháp trước mắt về thay đổi, giãn giờ làm việc, học tập, kinh doanh thương mại do các cơ quan vừa đề xuất là biện pháp hữu hiệu nhất, khả thi nhất trong thời điểm hiện tại.

Thực ra, nên hiểu đây khôngphải là giảiphápđơn giản, dễ dàng nhất, mà nên hiểu đó là cách thực hiện khả thi nhất trong thời điểm hiện tại bằng biện pháp hành chính.

Theo anh Nguyễn Hồng Lân,đây là cách thực hiện khả thi nhất trong thời điểm hiện tại bằng biện pháp hành chính.

Theoanh Lân, việc thay đổi giờ học, giờ làm việc đối với các đối tượng công chức, viên chức, sinh viên, học sinh là cần thiết. Còn các đối tượng tham gia kinh doanh thương mại thì có lẽ không nên can thiệp.

"Đây là giải pháp cấp bách, khả thi vàít tốn kém nhât" - Anh PhạmĐông Hải

Còn theo anh Phạm Đông Hải, công tác tại Công ty Nishimatshu, đây là giải pháp cấp bách, khả thi và ít tốn kém nhất.Ý kiến bất đồngđôi khilà cảm tính, dochưa muốn thay đổi thói quen.

Anh Hải chia sẻ: “Bản thân tôi hàng ngày vẫn phải đưa đón con đi học, nhưng chúng ta không thể cứ viện lý do cho việc này, nếu không chúng ta mãi rơi vào vòng luẩn quẩn.

Tại sao chúng ta không nghĩ rằng, chúng ta có thể chọn trường cho con theo một cách khác, hoặc là gần cơ quan của bố mẹ, hoặc là gần nhà. Có nhiều giải pháp để hạn chế ùn tắc giao thông, người ta đã nói nhiều rồi, nhưng giải pháp lệch giờ làm việc, giờ học cũng là giải pháp tốt”.

"Việcđi làm sớm hay muộn hơnchỉ làthay đổi thói quen" - chị Nguyễn Thị Phương Liên

“Đã đến lúc các bậc cha mẹ phụ huynh phải ủng hộ vấn đề này rồi. Có thể mỗi cá nhân sẽ có nhiều
hoàn cảnh khác nhau về cuộc sống, nhưng khi các bậc phụ huynh đã vất vả như thế nào để đầu tư cho con mình học tập, thì hãy cố gắng lên vì chính tương lai của chúng ta.

Việc đi làm sớm hay muộn hơn cũng là do thói quen hình thành mà ra thôi, nên có thể thay đổi được”, chị Nguyễn Thị Phương Liên,làm việc tạiCông ty Jones Lang Lasalle Việt Nam, bày tỏ.

Tuy nhiên chị Liên mong muốn, học sinh đang ở lứa tuổi đưa đón sẽ được điều chỉnh giờ phù hợp với giờ công chức để còn đưa đón con cái.

Thực tế giờ đưa con đi học và giờ đón con là thời điểm thường xảy ra ùn tắc cục bộ tại các điểm có trường học. Nếu có sự bố trí hợp lý, giảm tải khối lượng người đi học và đi làm cùng một lúc chắc chắn sẽ giảm bớt được áp lực giao thông trong giờ đó.

Nên thay đổi giờ học của sinh viên

Sinh viên Trần Quốc Dũngcho rằng việcđiều chỉnh giờ học của sinh viên sẽ gâyít xáo trộn nhất.

Sinh viên trường tôi và tôi thường ítbị tắc đường, lý do là giờ học buổi sáng bắt đầu từ lúc 7h, còn giờ tan trường là 17.15. Tôi cứ ra khỏi nhà từ rất sớm và về rất muộn, tôi tránh được giờ cao điểm nên tôi thấy việc điều chỉnh giờ với đối tượng sinh viên là đơn giản hơn cả”. Đây là ý kiến của sinh viên Trần Quốc Dũng (Học viện Báo chívà Tuyên truyền).

Đồng tình với phương án do UBND TP Hà Nội đưa ra, bạn Dũng cho rằng “việc điều chỉnh giờ học của sinh viên sẽ có hiệu quả nhất và gây ít xáo trộn nhất, bởi theo quan sát của tôi và bạn bè tôi, cứ vào dịp nghỉ hè, đường phố Hà Nội lại thoáng hơn, ít tắc hơn”. Trong các phương án được đưa ra, theo bạn Dũng, phương án của UBND TP Hà Nội là hợp lý hơn cả, không đến mức chi tiết quá dẫn đến rối và không kiểm soát được như các phương án khác, phân chia theo các quận, huyện.

Sinh viênĐặng Trang Linh: "Lớp trẻ nên gương mẫu đi đầu"

Là sinh viên Trường Đại học Dân lập Đông Đô, bạn Đặng Trang Linh suy nghĩ, việc thay đổi giờ học, giờ làm là việc tất yếu phải làm, việc thực hiện cũng không quá khó khăn lắm. Trước mắtnên thí điểm thay đổi giờ học của nhóm đối tượng sinh viên vì đây là lực lượng tự lập, tự chủ trong vấn đề đi lại, do vậy không chịu ảnh hưởng nhiều từ việc thay đổi giờ học.

“Hơn nữa, tôi nghĩ, khi đã là chủ trương của Chính phủ thì nên ủng hộ, cũng giống như việc yêu cầu đội mũ bảo hiểm trước đây, rất nhiều ý kiến cho rằng sẽ khó thực hiện nhưng bây giờ đã trở thành thói quen của người dân khi ra đường. Vì thế, lớp trẻ chúng tôi nên gương mẫu đi đầu”, bạn Linh cho biết.

Theo bà Vũ Thị Hồng Luyến,hy sinh lợi ích nhỏ mà không ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông thì người dân sẽ được lợi.

Cùng quan điểm với các bạn sinh viên,theo chịVũ Thị Hồng Luyến, một cán bộ Nhà nước, để có biện pháp thay đổi hiệu quả, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu kĩ lưỡng giải pháp này, bởi việc đổi giờ làm, giờ họcdễ gây xáo trộn, nhưng nếu hy sinh lợi ích nhỏ mà không ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông thì người dânsẽ được lợi.

“Mỗi giải pháp đều có giới hạn của nó. Cho đến bây giờ chưa ai có thể trả lời ngay được câu hỏi về mức độ thành công này nhưng đây là giải pháp cần thiết. Trong quá trình làm chúng ta vừa điều tra xã hội học, vừa thăm dò rồi điều chỉnh dần dần”, bà Luyến chia sẻ.



 Theo Nhóm PV

Chinhphu.vn

cucpth

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên