MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

HSBC: Bức tranh tài khóa Việt Nam có thể đang cải thiện nhưng vẫn còn nhiều quan ngại

HSBC kỳ vọng chi phí hiện tại sẽ giữa nguyên, với nguồn thu được cải thiện và chi phí có thể không thay đổi, mức thâm hụt ngân sách sẽ có thể được cải thiện tốt hơn.

Khối Nghiên cứu Kinh tế của Ngân hàng HSBC (HSBC Global Research) vừa công bố bản báo cáo về Kinh tế Vĩ mô - Triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam số tháng 9/2014 " Ngân sách nhìn từ những phương thức tính khác nhau" .

Theo đó, hiện bức tranh tài khóa Việt Nam đang được trình bày theo cách riêng và theo Quy tắc Thống Kê Tài Chính Quốc Gia năm 2001- GFSM 2001 – Việt Nam, IMF cũng cách tính riêng cho trường hợp của Việt Nam dựa trên quy tắc GFSM 2001. Với những cách trình bày khác nhau thâm hụt ngân sách ở Việt Nam cho kết quả khác nhau.

HSBC cho rằng, bức tranh tài khóa thực tế có thể đang cải thiện nhưng vẫn có nhiều quan ngại. Bởi những khoản thu chi chuyển nguồn phát sinh lớn – thu chuyển nguồn năm 2012 lên đến 9%GDP; các khoản chi đầu tư nguồn trái phiếu chính phủ, cho vay lại, doanh nghiệp nhà nước.... không được ghi nhận đầy đủ trong báo cáo quyết toán NSNN dẫn đến IMF cũng như nhiều tổ chức nghiên cứu trên thế giới phải ước tính.

Các vấn đề trên theo HSBC tiếp tục che phủ bức tranh tài khóa thực sự của Việt Nam. Điều này không có nghĩa là vị thế về tài khóa của Việt Nam lành mạnh hơn hay tệ hơn những gì chính phủ công bố.

HSBC cho biết, mục tiêu của họ là tìm cách giải thích tại sao lại có các cách tính khác nhau về cân bằng tài chính (cân đối ngân sách - fiscal balance, P.v), phương thức diễn giải ngân sách và các phân tích khác nhau về số liệu và cuối cùng, những yếu tố nào, dựa trên các thông tin có sẵn, đáng dùng để xem xét sức khỏe tài khóa của Việt Nam.

Biểu đồ 4 cho thấy thuế nhập khẩu, nguồn thu các công ty quốc doanh và dầu khí đóng góp nhiều nhất cho tổng thu ngân sách trong năm 2012.

Từ năm 2000, nguồn thu từ dầu đóng góp 22% tổng thu và trong năm 2012, con số này là 19%. Điều này có nghĩa là giá dầu có ý nghĩa không chỉ về giá trị thương mại đối với Việt Nam mà cả về thu ngân sách và sức khỏe tài chính. Biểu đồ 4 cũng cho thấy ngân sách có xu hướng chưa đánh giá đúng nguồn thu từ dầu, khi các giả định về giá theo thùng thường rất thận trọng.

Thuế và phí là một nguồn thu lớn nữa. Trong các loại thuế và phí, thuế thu nhập doanh nghiệp, VAT và thuế nhập khẩu là những khoản đóng góp quan trọng nhất. Trong các doanh nghiệp đóng thuế, các doanh nghiệp quốc doanh đóng góp phần lớn nhất; tuy nhiên, do tốc độ tăng trưởng chậm chạp, tác động của nguồn thu này có khả năng giảm dần theo thời gian.

Lưu ý rằng việc lĩnh vực sản xuất phục hồi đã góp phần làm tăng doanh thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp trong tháng 6 năm 2014, VAT (nhập khẩu) và thuế thu nhập cá nhân so với thời điểm cuối 2013.
Biểu đồ 7 cho thấy thu ngân sách từ thuế tăng 14% so với cuối năm trước so với mức 2% trong năm 2013.
Biểu đồ 8 mô tả chi tiết các chi phí hiện thời và đầu tư trong tương quan với GDP. Chi phí trung bình (không bao gồm trả nợ gốc) chiếm khoảng 30% GDP kể từ năm 2006. Kể từ đó, con số này đã giảm xuống 28% của GDP. Phần lớn khoản giảm đến từ phát triển đầu tư, giảm trung bình 7% xuống mức 5% GDP hiện tại.

Các chi phí hiện tại đều ở tiệm cận mức trung bình 22% trước đây. Chi phí trả lãi tăng nhẹ chiếm 1,8% GDP trong quý 2 năm 2014 từ mức trung bình 1,4% trước đây. Nhìn chung, HSBC kỳ vọng chi phí hiện tại sẽ giữa nguyên. Với nguồn thu được cải thiện và chi phí có thể không thay đổi, mức thâm hụt ngân sách sẽ có thể được cải thiện tốt hơn.

T. Sam

quynhnn

Tài chính Plus

Trở lên trên