Luồng tuyến tàu biển Cái Mép-Thị Vải cần đầu tư gần 6.400 tỷ đồng
Cục Hàng hải Việt Nam vừa có đề xuất chủ trương đầu tư dự án nghiên cứu tổng thể luồng tuyến tàu biển Cái Mép-Thị Vải với tổng mức đầu tư 6.378 tỷ đồng
- 20-08-201571 tỉ xây dựng hệ thống quản lý hành hải tàu biển tại Hải Phòng
- 20-07-2015Thí điểm bình ổn giá xếp dỡ container cảng Cái Mép-Thị Vải
- 06-07-2015Đầu tư cảng đón tàu biển khổng lồ
- 02-07-2015Hàng tàu biển oằn lưng ‘cõng’ phí
- 04-06-2015Tiếp tục thí điểm bình ổn giá dịch vụ xếp dỡ container tại cảng Cái Mép-Thị Vải
- 26-03-2015Mua tàu triệu đô, bán giá sắt vụn: Hết mơ biển lớn
- 02-02-2015Bao giờ... Cái Mép!
Cục Hàng hải Việt Nam vừa đề xuất chủ trương đầu tư dự án nghiên cứu tổng thể luồng tuyến tàu biển Cái Mép-Thị Vải với tổng mức đầu tư 6.378 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Theo báo cáo của Cục Hàng hải, kết quả của suốt 30 năm nghiên cứu phát triển hệ thống cảng, luồng tàu với chiều dài 49km trên sông Cái Mép-Thị Vải cho thấy đây là con sông hội đủ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển cảng biển và luồng hàng hải.
Trước đây, trong dự án Nghiên cứu phát triển cảng phía Nam Việt Nam của JICA, tuyến luồng Cái Mép-Thị Vải đoạn từ phao số “0” vào đến bến cảng tổng hợp Thị Vải (ODA) đã được nghiên cứu nâng cấp.
Trong giai đoạn lập thiết kế chi tiết cảng quốc tế Cai Mép-Thị Vải, tuyến luồng được nghiên cứu thiết kế cho cỡ tàu lớn nhất là 75.000DWT đầy tải và tàu 80.000DWT giảm tải. Lượng hàng thông qua luồng được dự báo cho các giai đoạn 2010-2020 là 16,8 triệu tấn/năm và 26,8 triệu tấn/năm.
Thực tế, sản lượng hàng hóa qua cảng và quá cảnh năm 2010 đạt 124,4 triệu tấn, gấp hơn 2,5 lần kết quả dự báo của JICA năm 2010 và vượt cả số dự báo năm 2020 của JICA.
Đối với khu vực Cái Mép-Thị Vải, chỉ riêng hàng khô qua cảng năm 2010 (16.837 triệu tấn) đã tương đương con số dự báo hàng qua luồng của khu Cái Mép-Thị Vải theo nghiên cứu của JICA, nếu kể thêm hàng lỏng và hàng quá cảnh thì con số đã vượt khá nhiều, đặc biệt là trong những năm vừa qua khối lượng hàng quá cảnh các cảng biển khu vực Cái Mép-Thị Vải tăng lên khá nhiều, đạt từ 8,73 triệu tấn (năm 2010) lên 25,65 triệu tấn (năm 2011) và đạt 19,30 triệu tấn (năm 2014).
“Như vậy, khả năng thông qua của toàn tuyến luồng cần được nghiên cứu bổ sung một cách chi tiết hơn để có thể đáp ứng lượng hàng thông qua cụm cảng Cái Mép-Thị Vải năm 2020 theo Quyết định 3327/QĐ-BGVT là từ 101,6-109,2 triệu tấn,” ông Đỗ Hồng Thái, Phó cục trưởng Cục Hàng hải cho hay.
Bên cạnh đó, một số yếu tố khác như các đoạn cong có bán kính cong khá nhỏ trên luồng hoặc tuyến bến của Tân Cảng Cái Mép được xây dựng lấn ra phía luồng cũng tiềm ẩn một nguy cơ lớn đối với an toàn hàng hải trên luồng; các phương tiện thủy nội địa lưu thông với mật độ lớn, neo đậu không đúng quy định; các khu vực đón trả hoa tiêu phía đầu luồng hoạt động còn tồn tại một số bất cập... đều tiềm ẩn các nguy cơ xảy ra tai nạn hàng hải, nếu xảy ra một tai nạn đâm va trên luồng là mọi hoạt động của toàn bộ hệ thống cảng phía thượng lưu có thể sẽ bị tê liệt.
“Vì vậy, việc sớm thực hiện nghiên cứu tổng thể để xem xét các biện pháp an toàn hàng hải, khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có của tuyến luồng đồng thời quy hoạch định hướng phát triển hoàn chỉnh toàn bộ tuyến luồng cùng với lộ trình thực hiện nâng cấp, tạo sự chủ động cho quá trình chuẩn bị đầu tư trong tương lai là rất cấp thiết,” ông Thái khẳng định.
Theo đó, tuyến luồng tàu biển Cái Mép-Thị Vải, thuộc địa giới các huyện Tân Thành (tỉnh Bà rịa-Vũng tàu); Long Thành, Phước An (tỉnh Đồng Nai) và Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) sẽ có quy mô đầu tư gồm nâng cấp, cải tạo luồng để tiếp nhận tàu biển trọng tải trên 100.000DWT ra vào thường xuyên các bến cảng khu vực Cái Mép-Thị Vải; tàu trọng tải 60.000DWT ra vào các bến cảng khu vực Mỹ Xuân-Phước An và tàu trọng tải 30.000DWT ra vào các bến cảng khu vực Gò Dầu.
Theo kế hoạch, nếu được Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận chủ trương thì thời gian thực hiện dự án sẽ từ trước năm 2018 và các giai đoạn sau năm 2020, 2025, 2030.
Theo quy hoạch phát triển cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hệ thống cảng biển Cái Mép-Thị Vải có vai trò đặc biệt quan trọng, trong đó Bà Rịa-Vũng Tàu là một trong các khu vực được định hướng tập trung xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế.
Giai đoạn 2008-2014, tốc độ tăng trưởng hàng hóa qua các bến cảng Cái Mép-Thị Vải bình quân đạt 10,9%/năm (so với 6,29%/năm của cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh), riêng hàng container tăng trưởng trung bình 49,99%/năm (so với 10,9%/năm của cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh).
Vietnam+