MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Năm 2013: Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào vốn và lao động

Năng suất lao động của nước ta thấp hơn nhiều các nước trong khu vực và Châu Á: thấp hơn Indonesia 10 lần, Malaysia 20 lần, Thái Lan gần 30 lần và Nhật Bản 135 lần.

Đánh giá về bức tranh kinh tế năm 2013, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho rằng: Năm 2013 tuy gặp rất nhiều khó khăn song vẫn giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, vẫn giữ được các cân đối lớn của nền kinh tế ở mức hợp lý, trong đó cân đối xuất nhập khẩu được cải thiện. Tuy nhiên, một loạt các bất cập của nền kinh tế hiện nay cũng đã được ông Lâm chỉ ra, cụ thể:

Tăng trưởng đã được cải thiện cao hơn năm 2012 nhưng chất lượng tăng trưởng chưa cao và chưa bền vững; Đóng góp của yếu tố vốn và lao động trong tăng trưởng GDP còn lớn: Các tỷ lệ này của các năm trong giai đoạn 2010-2013 như sau: Năm 2010 là 68,79% và 23,11%; năm 2011 là 55,53% và 26,18%; năm 2012 là 59,16% và 30,86%; Năm 2013 là 55,79% và 17,12%.

Đóng góp của TFP (sau khi trừ đi yếu tố vốn và lao động) vào tăng trưởng GDP của Việt Nam so với các nước trong khu vực thấp: Hàn Quốc: 51,32%; Malaisia: 36,18%; Thái lan: 36,14%; Trung Quốc: 35,19%; Ấn Độ: 31,01%; Việt Nam: 19,59%.

Năng suất lao động Việt Nam đạt thấp, có xu hướng giảm tronh những năm gần đây: Năng suất lao động xã hội của nước ta thời kỳ 1991-2000 tăng bình quân hàng năm ở mức 5,21%, trong đó giai đoạn 1991-1995 tăng 5,7% và giai đoạn 1996-2000 tăng 4,72%; chỉ tiêu này của thời kỳ 2001-2010 giảm xuống còn 4,3%, trong đó giai đoạn 2001-2005 tăng 4,48%% và giai đoạn 2006-2010 tăng 4,13%.

Năng suất lao động của nước ta thấp hơn nhiều các nước trong khu vực và Châu Á: thấp hơn Indonesia 10 lần, Malaysia 20 lần, Thái Lan gần 30 lần và Nhật Bản 135 lần. Năng suất lao động của nước ta tăng thấp hơn mức tăng lương làm giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và ảnh hưởng xấu tới tăng trưởng.

Chất lượng lao động suy giảm, lao động của khu vực Chính thức giảm, khu vực phi chính thức tăng.
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo (theo khái niệm và thông lệ quốc tế Tổng cục Thống kê đang áp dụng) năm 2012 là 16,6%, tương đương 8,5 triệu lao động, trong đó tỷ lệ này của khu vực thành thị là 31,7%, của khu vực nông thôn chỉ là 10,1%.

Tái cơ cấu nền kinh tế (trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư công; tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước; tái cơ cấu các tổ chức tín dụng) gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng đã triển khai nhưng quá trình thực hiện còn chậm, mang tính cục bộ và chưa có sự phối hợp hiệu quả của toàn bộ Hệ thống chính trị. Mới đề cập trong Nghị quyết chung của Đại hội XI; Quốc Hội chưa có nghị quyết riêng về tái cơ cấu kinh tế với lộ trình và giải pháp, bước đi cụ thể:

Số Doanh nghiệp mới thành lập năm 2013 tăng 10,1% (76.955 DN) so với năm 2012 (69874 DN). Tuy nhiên quy mô vốn bình quân của 1 DN mới thành lập năm 2013 giảm so với năm 2012 từ 6,68 tỷ xuống còn 5,18 tỷ.

Nếu quy về mặt bằng giá năm 2012 thì quy mô vốn bình quân của 1 DN mới thành lập trong năm 2013 chỉ khoảng 4,18 tỷ.

Số DN khó khăn, giải thể, ngừng hoạt động năm 2013 tăng 11,9% (60737 DN) so với năm 2012 (54.261 DN). Trong đó, số DN đã giải thể là 9.818 DN; Số DN đăng ký tạm ngừng hoạt động là 10.803 DN (tăng 35,7% và số DN ngừng hoạt động nhưng không đăng ký là 40.116 DN (chiếm 66%) – Điều này trên góc độ nào đó cho thấy quá trình sắp xếp lại các DN đang diễn ra khá mạnh mẽ.

Khánh Linh

thanhhuong

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên