Năm 2020 cho vay hạ tầng giao thông sẽ chiếm khoảng 3,2% tổng dư nợ?
Giả sử tăng trưởng tín dụng mức bình quân hàng năm là 15%, dư nợ cho vay toàn nền kinh tế sẽ vào khoảng 9.675 tỷ đồng vào năm 2020.
- 13-06-2015Vốn cho hạ tầng giao thông: NSNN chỉ đáp ứng được 30%
- 20-12-2014Huy động vốn từ công chúng bằng trái phiếu để đầu tư hạ tầng giao thông: Tại sao không?
- 12-12-2014Đầu tư vốn vào hạ tầng giao thông: Các doanh nghiệp nói gì?
- 12-12-2014Vì sao khó hút vốn tín dụng đầu tư vào hạ tầng giao thông?
Thông tin này được Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Trần Bắc Hà đưa ra trong bài khai mạc mở đầu buổi Hội thảo “Vốn đề phát triển hạ tầng giao thông nhu cầu và giải pháp”, diễn ra sáng nay (ngày 7/9/2015) tại Hà Nội.
Theo tính toán của Bộ GTVT, tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 dự kiến là 1.009.398 tỷ đồng (khoảng 48 tỷ USD). Với dự kiến phân bổ như sau:
Vốn NSNN: 376 nghìn tỷ đồng (gồm Trái phiếu Chính phủ) chiếm 37,2%
Vốn ODA: 285 nghìn tỷ đồng, chiếm 28,2%
Vốn huy động ngoài ngân sách: 348 nghìn tỷ đồng, chiếm 34,4%
Thống kê của BIDV cho biết, nếu nguồn vốn của ngân hàng tài trợ 85% nhu cầu vốn xã hội hóa vào năm 2020 tương đương khoảng 310 nghìn tỷ.
“Như vậy tỷ trọng dư nợ cho vay hạ tầng giao thông Việt Nam năm 2020 sẽ chiếm khoảng 3,2% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế (Giả sử tăng trưởng tín dụng mức bình quân hàng năm là 15%, dư nợ cho vay toàn nền kinh tế sẽ vào khoảng 9.675 tỷ đồng vào năm 2020)” – BDV tính toán.
Ông Bắc Hà lưu ý, phía hệ thống nguồn vốn tín dụng cần có tính toán rõ ràng và đảm bảo triển khai an toàn cho hệ thống. Cụ thể:
Thứ nhất, phải đảm bảo tính thanh khoản hệ thống thông qua việc nghiêm khắc tuân thủ quy định giới hạn sử dụng không quá 60% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn.
Thứ hai, có chính sách rõ ràng về định hướng giới hạn cơ cấu cho vay HTGT trong tổng dư nợ đối với nền kinh tế.
Thứ ba, nâng cao chất lượng, công tác thẩm đính đánh giá dự án đầu tư, tăng cường kiểm tra năng lực chủ đầu tư tham gia dự án HTGT.
Thứ tư, xây dựng cơ chế quản trị tín dụng đối với dự án HTGT.
SCIC tham gia đầu tư vốn cho các dự án phát triển kết cấu hạ tầng?
Cũng theo ông Bắc Hà, cần có chính sách huy động, cân đối hợp lý các nguồn vốn để đảm bảo nhu cầu phát triển HTGT đến năm 2020 đặc biệt là kế hoạch ngân sách của Chính Phủ:
Nguồn vốn ngân sách và ODA cần tiếp tục giữ vai trò thúc đẩy đồng thời cũng là nhân tố thu hút nguồn vốn XHH tham gia đầu tư vào HTGT.
Trong trường hợp không thể gia tăng được nguồn vốn ưu tiên cho phát triển hạ tầng giao thông thì các nguồn vốn này cần tiếp tục duy trì mức đóng góp khoảng 66% như thời gian qua.
Nguồn vốn xã hội hóa cần tiếp tục duy trì mức đóng góp khoảng 34% tổng nguồn vốn đầu tư hạ tầng giao thông.
Trong đó cần đẩy mạnh các nguồn vốn ngoài ngân sách khác để giảm sức ép cho nguồn vốn tín dụng cho ngân hàng, cụ thể:
Xem xét hình thành các quỹ hỗ trợ, phát triển PPP với nguồn hình thành các quỹ là từ các nguồn thu có phát sinh liên quan đến sử dụng HTGT như: đấu giá biển số xe, các loại phí (xăng dầu, bến bãi...); nguồn thu từ quản lý và khai thác tài sản hạ tầng giao thông...
Xây dựng cơ chế để các Quỹ đầu tư tài chính trong và ngoài nước (từ nguồn đóng góp từ các chủ đầu tư dự án PPP, BOT), SCIC tham gia đầu tư vốn cho các dự án phát triển kết cấu hạ tầng; xem xét thành lập Công ty tài chính chuyên ngành hoặc giao nhiệm vụ cho TCTD trong nước đóng vai trò đầu mối trong việc huy động vốn từ nhiều nguồn khác và cho vay các dự án HTGT;
Phát triển đa dạng các kênh huy động vốn dài hạn và chuyên biệt phục vụ đầu tư phát triển HTGT, đặc biệt là thị trường trái phiếu.