MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngân sách sắp có 3 tỷ USD để chi cho phát triển

Cân đối NSNN đã rất căng thẳng khi tốc độ tăng thu chỉ ở mức 6,1%, tốc độ tăng chi 8,6%, riêng chi đầu tu phát triển tăng 16,4%, chi thường xuyên tăng 6%. Trong khi ngân sách nhà nước còn nợ nhiều khoản chi chưa có nguồn thanh toán.

Như tin chúng tôi đã đưa, ngày 8/10/2015 Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã ký Quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Đầu tư & Kinh doanh vốn Nhà nước ( SCIC ).

Một trong những nội dung đáng chú ý nhất của đề án này đó là Chính phủ đã quyết định thoái toàn bộ 45,1% vốn Nhà nước tại Công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk. Tính theo thị giá, phần vốn Nhà nước tại Vinamilk hiện có giá trị khoảng 2,4 tỷ USD.

Bên cạnh đó, 1 số doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả khác như: FPT Telecom, Tổng công ty Bảo Minh, Vinare...cũng nằm trong danh sách nhà nước sẽ thoái vốn trong thời gian tới. Tính theo thị giá và phần vốn nhà nước tại các đơn vị này thì nhà nước có thể thu về khoảng 500 triệu USD. Như vậy, nếu việc thoái vốn ở 10 doanh nghiệp này diễn ra thành công thì sắp tới nhà nước có thể thu về khoảng 3 tỷ USD.

Hôm qua (ngày 12/10/2015), báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính – Ngân sách trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho rằng: Mục tiêu giữ bội chi Ngân sách nhà nước năm nay bằng 5% GDP sẽ khó giữ được. Vì kết quả giám sát cho thấy, mức giải ngân vốn ODA trong năm 2015 sẽ vượt mức dự toán đã được Quốc hội quyết định.

Bên cạnh đó, một số khoản đã chi mà chưa có nguồn bù đắp như nợ cấp bù chênh lệch lãi suất đối với Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam...

Do đó, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ rà soát, báo cáo cụ thể các số liệu giải ngân vốn ODA và các khoản nợ của nhà nước để phản ánh sát số bội chi và nợ công, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.

Với 2016, Chính phủ dự kiến tổng thu cân đối ngân sách là 984.500 tỷ đồng, tăng 6,1% so với ước thực hiện năm 2015.

Mức tăng này, dù thấp, song được cơ quan thẩm tra đánh giá là hợp lý, trong bối cảnh thu từ dầu thô đạt thấp do giá giảm mạnh, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm do thực hiện các cam kết quốc tế, một số chính sách thuế đến thời điểm điều chỉnh giảm thuế suất.

Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra lưu ý, cân đối ngân sách nhà nước đã rất căng thẳng khi tốc độ tăng thu chỉ ở mức 6,1%, tốc độ tăng chi 8,6%, riêng chi đầu tu phát triển tăng 16,4%, chi thường xuyên tăng 6%. Trong khi ngân sách nhà nước còn nợ nhiều khoản chi chưa có nguồn thanh toán.

Trước thực tế này, Ủy ban Tài chính – Ngân sách cơ bản nhất trí với đề nghị bán bớt cổ phần vốn Nhà nước tại một số doanh nghiệp nhà nước để thu về khoảng 30.000 tỷ đồng để bổ sung chi đầu tư phát triển, tập trung cho một số công trình hạ tầng quan trọng có sức lan tỏa lớn

Song, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh số vốn này phải dành cho chi đầu tư phát triển, không dành cho chi thường xuyên.

Khánh Nhi

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên