Nguy cơ thua trên sân nhà và "quả ngọt" hội nhập dành cho FDI
Trước làn sóng đầu tư mạnh mẽ của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhiều doanh nghiệp cho biết đã không thể chen chân trên chính sân nhà. Nguy cơ bị loại khỏi cuộc chơi toàn cầu và phần ngon của các FTA dành cho FDI là điều có hể xảy ra.
- 06-03-2016Doanh nghiệp Nhật đầu tư gần 38 tỷ USD vào Việt Nam
- 06-03-2016Việt Tiến - Doanh nghiệp may lớn nhất Việt Nam lên sàn Upcom từ ngày 10/3
- 05-03-2016Doanh nghiệp Việt có nguy cơ “cơm chấm cơm” sau hội nhập
Việc tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là cơ hội cho Việt Nam, thế nhưng một “lưu ý” mà TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đưa ra rằng trong số 13 nước tham gia TPP thì Việt Nam là nước có trình độ thấp nhất.
“Trong các hiệp định gần đây mà ta tham gia thì Việt Nam là nước kém nhất, nhưng phải khẳng định rằng Việt Nam rất tự tin. Hiệp định này hàm chứa việc ta chọn TPP để bứt. Đây là cơ hội lớn nhất, nhưng cần phải lưu ý rằng năng lực cạnh tranh của ta còn rất thấp, năng suất lao động thấp” – TS. Thiên đánh giá.
Doanh nghiệp khó chen chân thì sao đấu nổi?
Dẫn chứng cụ thể, những đối tượng tham gia và chịu tác động trực tiếp nhất từ TPP chính là doanh nghiệp và người nông dân, là những người trực tiếp tham gia vào mạng lưới sản xuất. Tuy nhiên, TS. Thiên chỉ ra rằng thách thức lớn nhất là Việt Nam thiếu nền công nghiệp hỗ trợ phát triển.
“Thời buổi hiện nay kinh tế được phát triển theo chuỗi, nhưng nếu chúng ta không có công nghiệp hỗ trợ, nhất là công nghệ cao thì khó bám vào” – TS. Thiên nhận định.
Đặc biệt, việc tham gia TPP sẽ tạo ra sự bình đẳng giữa DN Nhà nước và DN tư nhân. Trên cơ sở nền tảng nền kinh tế tới đây, doanh nghiệp tư nhân sẽ là thành phần quan trọng thì việc tạo ra môi trường chính sách để cho tư nhân phát triển là rất quan trọng.
“Phải dưa trên tinh thần phục vụ, hỗ trợ tối đa cho khu vực tư nhân phát triển. Với những trói buộc về chính sách, thu phí nhiều quá, thuế nhiều thì cần loại bỏ. Tôi cho rằng tới đây cùng với công khai minh bạch và coi khu vực tư nhân là quan trọng. Cần thay đổi theo hướng Nhà nước là công cụ phục vụ cho tư nhân kinh doanh tốt nhất” – TS. Thiên đề xuất.
Thế nhưng, ngay chính người trong cuộc lại tỏ ra lo lắng khi đến thời điểm này, cho dù TPP chưa có hiệu lực chính thức và vừa mới kết thúc xong đàm phán và ký kết, nhưng DN nội địa đang ngày càng bị loại ra khỏi cuộc chơi trên chính sân nhà.
Đại diện một doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ khí, chế tạo cho biết ngay khi có các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam thì đã có một làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực chế biến, chế tạo rót vốn vào. Với năng lực của doanh nghiệp nội còn hạn chế, vị này cho rằng rất khó để có thể chen chân vào chuỗi cung ứng, nên cho đến thời điểm này các doanh nghiệp cơ khí nội đã nhìn thấy một nguy cơ nhãn tiền là bị “thua” ngay sân nhà.
Quả ngọt hội nhập cho FDI?
Một đại diện của Hội đồng chính sách Khoa học công nghệ quốc gia cũng bày tỏ lo ngại rằng, làm thế nào phát triển thị trường trong nước trước bão táp hội nhập là bài toán cần được đặt ra trong thời gian tới. Bởi hiện nay, không chỉ các ngành sản xuất mà chính các ngành dịch vụ như ngân hàng, tài chính, y tế, giáo dục cũng đang phải cạnh tranh và… thua ngay trên sân nhà.
Trong khi đó, năng lực hội nhập của doanh nghiệp Việt Nam là nền tảng năng suất thấp, khoa học công nghệ kém phát triển nên doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh ngay khi mà các doanh nghiệp nước ngoài ồ ạt đổ vốn vào Việt Nam, có công nghệ, vốn, kỹ năng tốt.
Trước thực trạng dòng vốn đầu tư FDI đổ mạnh vào Việt Nam. TS. Thiên đặt câu hỏi: “Có phải ta ký TPP mang lại ưu đãi để cho DN nước ngoài vào Việt Nam tận hưởng hay không? Nhất là khi Trung Quốc thừa đủ năng lực, họ đầu tư vào và đang tận dụng cơ hội từ hội nhập?”