MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nợ đọng lớn làm khó doanh nghiệp và người lao động

Tính đến hết tháng 6/2013, tổng số nợ tiền lương NLĐ là trên 160 tỉ đồng, tổng số nợ BHXH, BHYT, BHTN trên 255 tỉ đồng, so với quý IV/2012 tăng hơn 31 tỉ đồng.

Hơn 200 công trình bị chậm thanh toán đến trên 2.000 tỉ đồng và gần 100 công trình bị đình hoãn tiến độ trong mấy năm nay được cho là nguyên nhân chính dẫn đến nợ lương, nợ bảo hiếm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp lớn trong ngành Giao thông vận tải (GTVT).

Sáng 28/8 Công đoàn VN tổ chức Hội nghị bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong các doanh nghiệp, cải thiện đời sống người lao động (NLĐ). Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, Chủ tịch Công đoàn GTVT VN Đỗ Nga Việt chủ trì hội nghị. Đại diện các Vụ, các Ban quản lý dự án, các Tổng công ty (TCT) xây dựng cơ bản (XDCB), và nhiều doanh nghiệp ngành GTVT đã tham dự hội nghị.

Hàng ngàn người không có việc làm

Theo Công đoàn GTVT VN, đời sống của một bộ phận NLĐ hết sức khó khăn. Riêng 98 doanh nghiệp báo cáo đã cho thấy tổng số lao động thiếu việc làm đã là 3.166 người, chiếm 3,74 tổng số CNVCLĐ của ngành và chiếm 4,28% CNVCLĐ khối doanh nghiệp.

Người đi làm, thu nhập đã thấp, bình quân của khối XDCB là 4,5 triệu đồng/người/tháng, đơn vị thấp nhất 2,2 triệu đồng/người/tháng, lại còn bị nợ lương, chậm lương, chậm thực hiện các chính sách bảo hiểm. Bình quân chậm lương NLĐ từ 3-4 tháng, hiện có đơn vị nợ lương NLĐ từ 6 -10 tháng. Tính đến hết tháng 6/2013, tổng số nợ tiền lương NLĐ là trên 160 tỉ đồng, tổng số nợ BHXH, BHYT, BHTN trên 255 tỉ đồng, so với quý IV/2012 tăng hơn 31 tỉ đồng. 1.441 người chưa được giải quyết chế độ như hưu trí, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động với số tiền trên 1n 14,8 tỉ đồng. 427 người chưa được giải quyết dứt điểm chế độ lao động dôi dư, với số tiền trên 6,8 tỉ đồng. Hiện nay nhiều đơn vị nợ BHXH, BHYT từ 12 đến 52 tháng..

Ông Nguyễn Ngọc Bình – Chủ tịch Công đoàn Tổng cục đường bộ VN đầy lo lắng: hiện tại NLĐ khối duy tu sửa chữa đường bộ có thu nhập trung bình rất thấp khoảng 3 triệu đồng/người/tháng, song bị chậm lương đã khoảng 10 tỉ, nợ BHXH 4 tỉ, trên 300 người thiếu việc làm. Có công ty như Công ty QLSC đường bộ 79 hơn 100 lao động mà việc làm chỉ còn là quản có 10km đường. Ông Bình cũng đề nghị giải quyết dứt điểm chế độ cho gần 800 công nhân thu phí mất việc làm từ đầu năm 2013 do phải giải thể trạm thu phí, “không biết 8 tháng nay họ sống bằng cái gì”. Ông cho biết: Từ nay đến cuối năm con số người không có việc sẽ tăng lớn hơn nữa khi bàn giao các dự án trên QL1, QL14 cho các dự án đầu tư ..

Vì nợ đọng quá lớn

Theo Công đoàn GTVT VN: Nguyên nhân chính NLĐ thiếu việc làm chủ yếu do các doanh nghiệp không có việc, các công trình bị cắt giảm vốn đầu tư, đình hoãn, giãn tiến độ do thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP, doanh nghiệp bị nợ đọng lớn và một số doanh nghiệp không còn đủ năng lực tài chính để thi công.

Ông Cấn Hồng Lai – Tổng giám đốc Cienco1 cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến những khó khăn hiện nay. Về vĩ mô, do chính sách phát triển thiếu tính kế hoạch của nhà nước khiến doanh nghiệp bị động. Mấy năm trước phát triển quá nóng, nhiều doanh nghiệp bung ra, số lượng lao động tăng nhanh. Rồi khi thực hiện Nghị quyết 11 cắt giảm đầu tư công cũng thực hiện quá đột ngột, cắt giảm quá lớn. Quá nhiều dự án lớn thực hiện dở dang bị đình hoãn, tài sản của nhiều doanh nghiệp nằm ở khối lượng dở dang chưa được thanh toán này quá lớn. Doanh nghiệp có vốn nhà nước lại phải gánh nặng trách nhiệm an sinh xã hội, đảm bảo Luật lao động, không phải không có việc là cắt giảm lao động được ngay như doanh nghiệp tư nhân. Khá nhiều trong số những đơn vị nợ lương, chậm lương, chậm nộp các loại bảo hiểm lâu ngày, nợ đối tác lớn..thực ra là đã phá sản rồi song thủ tục chưa cho phá sản.

Thi cong càu vuot nhe Tran Khat Chan (2)

Thi công cầu vượt nhẹ Trần Khát Chân

Theo ông Lai, để giải quyết khó khăn trước mắt cho doanh nghiệp cần phải giải quyết nợ tồn đọng. Như vậy sẽ khơi thông được tất cả những vướng mắc hiện nay: nguồn vốn vay ngân hàng để doanh nghiệp, trả nợ đối tác, trả lương để giữ NLĐ .

Ông Lai cho biết: Chúng tôi hiện bị nợ rất nhiều. Có dự án làm xong mười mấy năm chưa thanh toán được, như dự án Vành đai III Hà Nội.

Ông Nguyễn Ngọc Bình – Chủ tịch Công đoàn Tổng cục ĐBVN cũng cho rằng để doanh nghiệp bị nợ đọng kéo dài sẽ rất khó khăn, “doanh nghiệp nhỏ như các công ty QLSC đường bộ mà bị nợ tới 25 - 30 tỉ thì làm sao mà cân đối được”?

Ông Nguyễn Công Tài – Chủ tịch HĐTV TCT xây dựng Thăng Long khá gay gắt: “Cái đầu tiên chúng tôi quan tâm là có việc làm, là được giải quyết nợ đọng. Còn thì chúng tôi rất quan tâm đến lương, thưởng NLĐ để duy trì đội ngũ. Không phải là chúng tôi có tiền mà không trả cho NLĐ. Vấn đề là nợ triền miên hết năm này sang năm khác, hết công trình này sang công trình khác. Trong báo cáo của Công đoàn Giao thông cũng đã nói rõ rồi: Hơn 200 công trình chúng tôi bị nợ trên 2.000 tỉ đồng, trong khi các khoản nợ doanh nghiệp phải trả khoảng 400-500 tỉ đồng”. ông Toàn đề nghị: “Công đoàn, Bộ GTVT phải vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa để giúp thanh toán nợ đọng cho chúng tôi”!

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, Bộ sẽ làm nhiều vấn đề mạnh tay hơn, tìm mọi giải pháp giải quyết nợ đọng cho đơn vị. Dự án ODA vừa qua quy trình mất tới 45 ngày, cần tới 10 chữ ký mới được giải ngân. Tới sẽ nghiên cứu để giảm còn 20 ngày và đề nghị Thanh tra Bộ, Ban QLDA vào kiểm tra một số công trình xem có phải là đang có hiện tượng cố tình kéo dài thời gian giải ngân không?

Thứ trưởng cũng đề nghị Công đoàn GTVT VN làm việc ngay với từng TCT đang có vướng mắc, làm việc với từng Ban QLDA để tháo gỡ từng đơn vị, từng vấn đề.

Hiện Bộ đang chỉ đạo các TCT quyết liệt đẩy mạnh tiến trình tái cơ cấu đổi mới doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải rà soát, làm minh bạch được tài chính, kiểm soát được dòng tiền lưu thông hạch toán được từng dự án. Với các dự án đã hoàn thành, đề nghị doanh nghiệp làm gọn thủ tục hoàn công để thanh toán hết lấy về tiền bảo hành – mỗi công trình 5 tỉ đồng lúc này cũng rất quý. Với những dự án đang đình hoãn, những dự án nào đã đạt khoảng 50% khối lượng Bộ sẽ xem xét nguồn vốn cho đầu tư hoàn  tất, dự án nào chưa khởi công hoặc khối lượng chưa lớn, doanh nghiệp làm thủ tục để lấy lại tiền bảo lãnh. Các công trình nào chưa rõ nguồn vốn, không có tiền thì đề nghị doanh nghiệp không làm..

Theo Phương Anh

thunm

Giao thông vận tải

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên