“Phải vẽ lại bản đồ quy hoạch caosu Bắc Trung Bộ!”
Nếu muốn trồng lại caosu ở BTB, chắc chắn phải làm quy hoạch trước, phải vẽ lại bản đồ theo các mức ưu tiên, đặc biệt phải tham vấn các cơ quan chuyên ngành caosu.
7 năm tham gia hội đồng thẩm định hàng trăm dự án chặt rừng tự nhiên nghèo để trồng caosu, GS-TSKH Nguyễn Ngọc Lung cho rằng sẽ cực đoan nếu khuyến cáo nông dân trồng caosu ở Bắc Trung Bộ (BTB). Qua đó, ông đề nghị cách làm khoa học hơn.
Trao đổi với PV Báo LĐ, GS Nguyễn Ngọc Lung cho biết:
- Tôi đã cùng tham gia thời kỳ khảo nghiệm trồng caosu ở Quảng Bình, Nghệ An, Phú Thọ... từ những năm 1960 - 1965. Kết quả là không khả quan: Nhiều nơi cho lượng mủ rất thấp, chỉ đủ hòa vốn. Có nhiều lý do, trong đó ngoài lý do không chọn lọc giống, nhiều vùng đất tại đây chứng tỏ lập địa không thích hợp để trồng caosu. Tuy nhiên, do thời điểm đó caosu chưa có thị trường xuất khẩu nên không thể tính toán lỗ hay lãi, chỉ đơn thuần khảo nghiệm mật độ sinh trưởng, lượng mủ...
Đây chính là thiếu sót lớn nhất trong điều kiện khảo nghiệm. Kết quả chúng tôi đưa ra, vì thế chỉ mang tính tham khảo cho bà con lúc đó.
- Như vậy, khả năng thích ứng của caosu với môi trường ở BTB là rất thấp, thưa ông?
- Không chỉ ở BTB, caosu đã được trồng thí điểm nhiều nơi, trải dọc từ miền Trung ra tới Phú Thọ, Sơn La, Hà Giang..., có nơi sinh trưởng tốt hoặc bình thường và nhiều nơi thất bại. Khuyết điểm lớn nhất của ta là trồng caosu tràn lan mà không có bất cứ sự thí nghiệm nào đủ lớn, đủ thời gian để đánh giá hiệu quả kinh tế trước khi quyết định đầu tư lớn.
Tập đoàn Công nghiệp Caosu VN năm 2009 đưa caosu lên Tây Bắc trồng hàng loạt, nhưng chưa trả lời được câu hỏi: Liệu caosu trồng ở Tây Bắc có cho mủ không, sản lượng và chất lượng mủ có cho phép duy trì khi thời giá đang giảm mạnh? BTB cũng vậy, chưa hề có kết quả công bố nào của một viện nghiên cứu hoặc đơn vị thử nghiệm. Việt Nam không còn đói nghèo đến mức phải làm kinh tế bằng bất cứ giá nào.
- Theo ông, tại sao caosu vẫn trồng tràn lan ở BTB?
- Có hai lý do: Thứ nhất là trồng hú họa; may thì được, chẳng may thì thôi. Có một số chỗ tốt, cho mủ và bán được lãi, thị trường TQ lại đang rất thiếu nên có thể có bao nhiêu trồng bấy nhiêu. Khi giá caosu lên, cả doanh nghiệp lẫn người dân đều ''hoa mắt'', cứ nghĩ rằng đó là thời cơ, dân có thể giàu lên từ caosu.
Trồng caosu trở thành một đợt phát động như là cây xóa đói giảm nghèo cho dân, bất luận có nơi trồng được, có nơi không. Tất cả đều xuất phát từ phong trào, vì lợi ích kinh tế trước mắt cứ ồ ạt trồng mà không hề có quy hoạch tính toán gì, kể cả phá rừng tự nhiên, trong khi toàn thế giới đang bảo vệ để hạn chế biến đổi khí hậu.
- Nhiều ý kiến cho rằng BTB không nên trồng caosu nữa vì rủi ro thiên tai quá lớn. Quan điểm của ông về điều này?
- Sẽ rất cực đoan nếu nói rằng toàn bộ BTB không nên trồng caosu. Mặc dù là rốn bão, nhưng sẽ có nhiều khu vực hạn chế được tối đa sức gió, như những thung lũng giữa các vùng núi, đồi... Hơn nữa, do người dân chưa trồng caosu đúng quy trình nên đã không hạn chế được thiệt hại khi bão vào. Trồng caosu ngoài việc chia lô, đường cụ thể để cản các dòng chảy xói mòn thì mỗi khu vực đều phải trồng cây vành đai chắn gió. Các tỉnh chỉ đạo quyết liệt trồng càng nhiều càng tốt, dẫn đến phá vỡ hết mọi quy hoạch và rủi ro càng nhân cao.
- Nếu trồng lại caosu, theo ông cần phải làm những việc gì?
- Nếu muốn trồng lại caosu ở BTB, chắc chắn phải làm quy hoạch trước, phải vẽ lại bản đồ theo các mức ưu tiên, đặc biệt phải tham vấn các cơ quan chuyên ngành caosu. Phải chi tiết hóa quy hoạch, vùng nào trồng caosu là tối ưu, diện tích bao nhiêu và chỉ được trồng trong phạm vi đó. Những vùng có thể phát triển được và phải đầu tư công nghệ cao để khắc phục đất đai và khí hậu chưa đáp ứng.
- Xin cảm ơn ông!
Trao đổi với PV Báo LĐ, GS Nguyễn Ngọc Lung cho biết:
- Tôi đã cùng tham gia thời kỳ khảo nghiệm trồng caosu ở Quảng Bình, Nghệ An, Phú Thọ... từ những năm 1960 - 1965. Kết quả là không khả quan: Nhiều nơi cho lượng mủ rất thấp, chỉ đủ hòa vốn. Có nhiều lý do, trong đó ngoài lý do không chọn lọc giống, nhiều vùng đất tại đây chứng tỏ lập địa không thích hợp để trồng caosu. Tuy nhiên, do thời điểm đó caosu chưa có thị trường xuất khẩu nên không thể tính toán lỗ hay lãi, chỉ đơn thuần khảo nghiệm mật độ sinh trưởng, lượng mủ...
Đây chính là thiếu sót lớn nhất trong điều kiện khảo nghiệm. Kết quả chúng tôi đưa ra, vì thế chỉ mang tính tham khảo cho bà con lúc đó.
- Như vậy, khả năng thích ứng của caosu với môi trường ở BTB là rất thấp, thưa ông?
- Không chỉ ở BTB, caosu đã được trồng thí điểm nhiều nơi, trải dọc từ miền Trung ra tới Phú Thọ, Sơn La, Hà Giang..., có nơi sinh trưởng tốt hoặc bình thường và nhiều nơi thất bại. Khuyết điểm lớn nhất của ta là trồng caosu tràn lan mà không có bất cứ sự thí nghiệm nào đủ lớn, đủ thời gian để đánh giá hiệu quả kinh tế trước khi quyết định đầu tư lớn.
Tập đoàn Công nghiệp Caosu VN năm 2009 đưa caosu lên Tây Bắc trồng hàng loạt, nhưng chưa trả lời được câu hỏi: Liệu caosu trồng ở Tây Bắc có cho mủ không, sản lượng và chất lượng mủ có cho phép duy trì khi thời giá đang giảm mạnh? BTB cũng vậy, chưa hề có kết quả công bố nào của một viện nghiên cứu hoặc đơn vị thử nghiệm. Việt Nam không còn đói nghèo đến mức phải làm kinh tế bằng bất cứ giá nào.
- Theo ông, tại sao caosu vẫn trồng tràn lan ở BTB?
- Có hai lý do: Thứ nhất là trồng hú họa; may thì được, chẳng may thì thôi. Có một số chỗ tốt, cho mủ và bán được lãi, thị trường TQ lại đang rất thiếu nên có thể có bao nhiêu trồng bấy nhiêu. Khi giá caosu lên, cả doanh nghiệp lẫn người dân đều ''hoa mắt'', cứ nghĩ rằng đó là thời cơ, dân có thể giàu lên từ caosu.
Trồng caosu trở thành một đợt phát động như là cây xóa đói giảm nghèo cho dân, bất luận có nơi trồng được, có nơi không. Tất cả đều xuất phát từ phong trào, vì lợi ích kinh tế trước mắt cứ ồ ạt trồng mà không hề có quy hoạch tính toán gì, kể cả phá rừng tự nhiên, trong khi toàn thế giới đang bảo vệ để hạn chế biến đổi khí hậu.
- Nhiều ý kiến cho rằng BTB không nên trồng caosu nữa vì rủi ro thiên tai quá lớn. Quan điểm của ông về điều này?
- Sẽ rất cực đoan nếu nói rằng toàn bộ BTB không nên trồng caosu. Mặc dù là rốn bão, nhưng sẽ có nhiều khu vực hạn chế được tối đa sức gió, như những thung lũng giữa các vùng núi, đồi... Hơn nữa, do người dân chưa trồng caosu đúng quy trình nên đã không hạn chế được thiệt hại khi bão vào. Trồng caosu ngoài việc chia lô, đường cụ thể để cản các dòng chảy xói mòn thì mỗi khu vực đều phải trồng cây vành đai chắn gió. Các tỉnh chỉ đạo quyết liệt trồng càng nhiều càng tốt, dẫn đến phá vỡ hết mọi quy hoạch và rủi ro càng nhân cao.
- Nếu trồng lại caosu, theo ông cần phải làm những việc gì?
- Nếu muốn trồng lại caosu ở BTB, chắc chắn phải làm quy hoạch trước, phải vẽ lại bản đồ theo các mức ưu tiên, đặc biệt phải tham vấn các cơ quan chuyên ngành caosu. Phải chi tiết hóa quy hoạch, vùng nào trồng caosu là tối ưu, diện tích bao nhiêu và chỉ được trồng trong phạm vi đó. Những vùng có thể phát triển được và phải đầu tư công nghệ cao để khắc phục đất đai và khí hậu chưa đáp ứng.
- Xin cảm ơn ông!
Theo Dương Hà