Sau 10 năm, vốn FDI vào nông nghiệp chỉ còn... 1%
Nếu như năm 2001, vốn FDI vào nông nghiệp chiếm 8% tổng vốn FDI cả nước, thì 10 năm sau, con số này chỉ còn 1%, với khoảng 500 dự án còn hiệu lực.
- 16-12-2014Nông dân mất nhiều tỷ đồng vì giá cà phê rớt thảm
- 03-11-2014Tái cơ cấu nông nghiệp: Cần lấy nông dân làm gốc
- 13-07-2013“Nông nghiệp Việt Nam là nền nông nghiệp chia cắt”
Năm 2014, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp nước ta đạt 3,31%. Tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp trong năm vừa qua đạt 30,86 tỷ USD. Trong đó, các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực là đồ gỗ, cà phê, tiêu, điều và các loại rau quả.
Những thành quả đó có phần đóng góp quan trọng của các DN và doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài.
Tuy vậy, có một thực tế là trong những năm gần đây nguồn vốn được rót cho nông nghiệp không những ít, mà phân bố cũng không đều: Tập trung nhiều vào một số ngành chăn nuôi, chế biến thức ăn, trồng rừng, chế biến lâm sản. Vốn đầu tư cho các ngành chế biến nông sản, thủy sản rất ít.
Trong khi nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tăng trưởng đều suốt hơn 20 năm qua, chủ yếu là các lĩnh vực công nghiệp-xây dựng, dịch vụ du lịch, công nghệ cao... thì tỷ trọng vốn FDI vào lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp lại giảm dần.
Nguyên nhân chính được xác định là do các nhà đầu tư e ngại lĩnh vực nông nghiệp có tính rủi ro cao vì thiên tai, dịch bệnh, lợi nhuận thấp, thu hồi vốn chậm.
Ngoài ra, tình trạng sản xuất quy mô nhỏ, ruộng đất manh mún, công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp thiếu bài bản, thiếu chiến lược rõ ràng… cũng là những rào cản đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Ngày 9/2, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã chủ trì hội nghị “Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Việt kiều với doanh nghiệp trong nước”.
Hội nghị được tổ chức nhằm tiếp tục tạo mối liên kết giữa những người quản lý Nhà nước với doanh nhân Việt kiều và làm cầu nối để các DN Việt kiều với DN trong nước tăng cường mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tại diễn đàn này, các doanh nhân Việt kiều đã nêu lên những thuận lợi và khó khăn của các DN xuất khẩu nông sản, trong đó có một số vấn đề bức xúc như: Việc sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam.
Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết: Trước hết, chúng ta phải làm rõ những lĩnh vực đang khuyến khích các DN đầu tư vào, trong đó chủ yếu là lĩnh vực chế biến và thương mại.
Để hỗ trợ các DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, ngoài việc đề xuất các chính sách ổn định lâu dài, về phía Nhà nước cũng cần triển khai rất nhiều công việc có liên quan.
“Nông nghiệp Việt Nam là nền nông nghiệp chia cắt”
Theo Đỗ Hương
Chinhphu.vn