MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tiền điện tăng sốc, cách tính giá “bí hiểm”: “Nhà đèn” hưởng lợi?

Tại hội thảo “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam 6 tháng đầu năm 2015 và dự báo” được tổ chức sáng 30/6, PGS.TS Ngô Trí Long – Nguyên Viện trưởng Viện quản lý giá (Bộ Tài chính) cho rằng, cách tính giá điện lũy tiến như hiện nay có lợi cho “nhà đèn”.

  • Việc độc quyền cho SJC làm thương hiệu vàng quốc gia dẫn đến thiếu sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh vàng miếng. Cụ thể, người dân phải bán vàng miếng các thương hiệu vàng khác mà họ đã mua nắm giữ từ bao lâu với giá rẻ hơn vàng SJC, mặc dù chất lượng như nhau
  • “Việc đầu tư tài chính hiện nay càng phải thận trọng hơn bao giờ hết. Nhà đầu tư chưa am hiểu chứng khoán, còn trái phiếu doanh nghiệp chỉ dành cho nhà đầu tư chuyên nghiệp, bất động sản đóng băng; nếu lựa chọn an toàn, nhà đầu tư có thể chọn gửi tiết kiệm ngân hàng

Phát biểu tại hội thảo, Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 6 tháng đầu năm chỉ tăng 0,55% so với tháng 12/2014 là mức tăng thấp nhất trong 14 năm trở lại đây.

“Từ tháng 3 đến tháng 6 chỉ số giá tiêu dùng đều tăng nhưng mức tăng khá thấp, riêng tháng 6 tăng cao nhất 0,35%. Trong đó, điểm đáng chú ý là các nhóm hàng đóng góp vào mức tăng CPI đều thuộc diện nhà nước quản lý như điện, xăng dầu, dịch vụ y tế” – ông Long chia sẻ.

Ông Long phân tích, theo báo cáo, trong tháng 6, chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 1,52% do nắng nóng đẩy nhu cầu dùng điện tăng lên. Giá dịch vụ y tế tại TP.HCM được điều chỉnh tăng từ 1/6 làm chỉ số giá dịch vụ y tế cả nước tăng 0,43% so với tháng trước góp phần làm CPI cả nước tăng khoảng 0,02%.

Theo ông Long, từ 16/3/2015 giá điện chính thức tăng thêm 7,5%. Giá điện bình quân tăng lên theo cách tính luỹ tiến có lợi cho “nhà đèn”, hoá đơn tiền điện có những hộ gia đình đã tăng gấp 8 lần so với tháng 5, có gia đình đi vắng 2 tháng nhưng hoá đơn tăng gấp đôi. Do đó, ngành điện cần một cuộc "đại phẫu".

“Giá điện đang được điều hành một cách không minh bạch. EVN luôn so sánh đầu ra với các nước khác trong khu vực nhưng đầu vào thấp, lương không cao bằng. Trong khi đó, Malaysia, Singapore… là những nước sản xuất điện bằng dầu do đó giá đắt, trong khi Việt Nam thuỷ điện giá rẻ nhưng giá điện lại xấp xỉ nhau” – vị chuyên gia này cho biết.

Liên quan đến giá điện, ThS. Lưu Vũ Mai - Ngân hàng VPBank kiến nghị, trước mắt cần hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển thị trường điện phù hợp điều kiện Việt Nam để đảm bảo cho việc vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh được diễn ra theo trật tự, cạnh tranh, minh bạch, có mức giá hợp lý vào đầu năm 2016.

Đặc biệt, Chính phủ cần tích cực yêu cầu EVN sau khi hoàn tất việc thoái vốn khỏi bất động sản, cần tập trung vào khoa học công nghệ ngành điện, có như vậy mới hạ được giá thành điện nhờ lợi thế quy mô. Trong ngành điện, thế giới đều đi theo con đường này, không nên tăng giá điện lần nữa để lấy vốn đầu tư mới.

Bên cạnh đó, đại diện VPBank cũng kiến nghị, cần minh bạch giá điện, cơ cấu lại giá điện. Giá thành điện hiện nay của EVN còn nhiều khoản chi phí bất hợp lý, trong điều kiện giá đầu vào biến động. Nếu các yếu tố cấu thành giá được công bố công khai, minh bạch sẽ góp phần thu hút đầu tư. Đồng thời, người tiêu dùng sẽ cảm thấy đang trả cho những khoản chi phí hợp lý, tránh những phản ứng tiêu cực về giá điện.

Nguyệt Quế

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên