MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

TP.HCM quyết thu phí xe ôtô đi vào trung tâm

Thu phí điều tiết giao thông sẽ giúp người dân ý thức hơn về chi phí mà mình phải trả để lựa chọn tuyến đường đi tối ưu.

Đây là ý kiến của, PGS - TS Phạm Xuân Mai (ĐH Báck khoa TP.HCM ) tại buổi góp ý kiến về phương án thu phí xe ô tô vào trung tâm thành phố do Công ty cổ phần công nghệ Tiên Phong đề xuất, Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức sáng 12/11.

Không sm thì mun cũng phi thu phí!

Theo ông Lâm Thiếu Quân, Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Tiên Phong, đơn vị đề xuất nghiên cứu dự án, giải thích: người dân cần hiểu thu phí điều tiết giao thông không phải là “tôi mua quyền sử dụng đường mà tôi phải trả phí cho sự ùn tắc do mình góp phần gây ra”.

Khi đó, thu phí điều tiết giao thông sẽ giúp người dân ý thức hơn về chi phí mà mình phải trả để lựa chọn tuyến đường đi tối ưu. Số tiền thu được từ hệ thống ERP sẽ giúp thành phố có thêm tích lũy để đầu tư cho các hệ thống giao thông công cộng trong tương lai.

Phương án thu phí bởi không sớm thì muộn thành phố triển khai nhằm kiểm soát lượng xe ô tô vào trung tâm đang tăng chóng mặt nhưng nhiều chuyên gia cho rằng còn nhiều vấn đề phải bàn nếu muốn thực hiện.

PGS - TS Phạm Xuân Mai, Trưởng khoa kỹ thuật giao thông (ĐH Bách khoa TP.HCM) nhận xét: TP.HCM có đặc thù khác với tất cả các thành phố trên thế giới. Nếu các thành phố khác xe hơi nhiều hơn xe gắn máy thì TP.HCM con số này lại ngược lại. Người đi xe hơi đa số là người giàu nên họ sẵn sàng trả 10.000 đồng hoặc 20.000 đồng tiền phí nên khó thay đổi hành vi của người đi xe ô tô.

Đó là chưa kể sóng tín hiệu radio khó nhận dạng xe không có OBU, việc ghi hình các xe vi phạm giữa dòng xe cộ dày đặc cũng trở nên khó khăn hơn.

Về phương án lập hệ thống thu phí điện tử (ERP) theo mô hình của Singapore, ông Lâm Thiếu Quân, Tổng Giám đốc Công ty Tiên Phong cho biết hệ thống ERP sẽ được thiết kế dựa trên công nghệ giao tiếp sóng ngắn DSRC 5.8GHz, cộng thêm các thiết bị nhận dạng, phân loại xe… Sau đó, hệ thống thu phí sẽ tự động trừ tiền từ các OBU (đầu đọc gắn trên xe) khi ôtô đi qua tuyến đường phải đóng phí. Đối với các phương tiện không gắn OBU thì hệ thống ERP sẽ phát hiện và ghi hình các xe vi phạm để gởi biên bản xử phạt…. Sẽ cần khoảng 500 - 700 tỷ đồng để thực hiện dự án này.

Còn ông Nguyễn Trọng Hòa, Viện trưởng Nghiên cứu phát triển TP.HCM băn khoăn các xe ô tô sẽ đi vào hẻm lân cận rồi vòng ra lại khi hết quãng đường có thu phí. Khi đó, mục tiêu giảm ùn tắc có được như mong muốn?

Trả lời vấn đề này, ông Quân khẳng định hệ thống camera sẽ giám sát, chụp hình biển số bởi sóng radio ở mọi góc độ. Theo đó khả năng chụp hình được biển số xe không có OBU chính xác lên đến 80 - 90%. Riêng các ô tô né điểm thu phí bằng cách vào đường hẻm thì sẽ lập đội xử phạt lưu động, camera giám sát hoặc điều chỉnh lại thành các tuyến đường một chiều cho hợp lý.

Khi nghe phương án thu phí điện tử ERP theo hình thức BOT (đầu tư - kinh doanh - chuyển giao), nhiều người dân không khỏi lo ngại số tiền thu được có về túi của doanh nghiệp?

“Phí thu được hàng năm bên cạnh viện hoàn vốn cho doanh nghiệp thì sẽ chuyển từ 50% - 60% cho thành phố để đầu tư vào các dự án giao thông công cộng. Quan trọng là HĐND và UBND TP.HCM có cam kết sử dụng toàn bộ số tiền thu được từ phí giao thông do người dân đóng vào mục đích đầu tư hệ thống công cộng không” - ông Quân khẳng định.

Thu c thu mà kt xe c kt?

Là một trong những người đầu tiên ủng hộ chủ trương kiểm soát, hạn chế xe hơi, ông Khuất Việt Hùng, Giám đốc Trung tâm tư vấn phát triển GTVT thuộc ĐH GTVT cho rằng TP.HCM không quyết tâm thực hiện dự án thu phí ôtô tại thời điểm này thì sẽ rất khó để làm trong tương lai.

Dẫn chứng cho điều này, ông Hùng nói ôtô chính là thủ phạm gây ùn tắc chứ không phải xe máy. Và nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời, loại phương tiện này sẽ phát triển một cách chóng mặt trong tương lai. "Hiện 3,6 triệu xe máy ở TP.HCM chiếm 2,5 triệu m2 diện tích đỗ xe trong khi đó 400.000 ôtô lại chiếm diện tích đỗ xe lên tới 4,4 triệu m2. Chưa hết, chỉ xe hơi chỉ chiếm 10-15% số phương tiện giao thông trên các trục đường chính nhưng lại chiếm mất 55% diện tích giao thông động", ông Hùng nói.

Để củng cố thêm cho dự án thu phí ERP, ông Bùi Xuân Cường, Trưởng Phòng quản lý giao thông Sở GTVT khẳng định chủ trương hạn chế xe cá nhân, hạn chế ùn tắc tại TP.HCM đã được Chính Phủ, Bộ GTVT, Bộ Tài chính chấp thuận.

"Chủ trương nghiên cứu thu phí ERP không phải mỗi Sở GTVT mà cả Thành ủy cũng có thông báo, giao cho Viện nghiên cứu phát triển thành phố lên kế hoạch… Đây hiện đang là ý tưởng còn sau đó phải có nghiên cứu khả thi rồi mới đưa ra các biện pháp cụ thể chứ không để người dân hiểu lầm hôm nay nghiên cứu mai đóng phí liền” - ông Cường nhấn mạnh.

Trong điều kiện kẹt xe như hiện nay, muốn triển khai biện pháp mạnh tay cần phải có cơ chế chính sách. Và quan trọng nhất là dám làm, dám chứng minh với Chính phủ với H ĐND về tính khả thi của dự án rồi thực hiện chứ không phải cứ bàn đi bàn lại, ông Hòa phát biểu.

Quan trọng hơn, theo ông Mai là phải giải thích cho người dân hiểu mục đích của thu phí là kéo giảm kẹt xe và lấy tiền đầu tư cho các hệ thống phương tiện công cộng, nếu không thì sẽ gặp phải sự phản ứng rất lớn từ dư luận. Nếu không tính toán cụ thể sẽ rất dễ rơi vào tình trạng thu cứ thu mà kẹt cứ kẹt, trở về vòng lẩn quẩn như trước đây!

Theo Vietnamnet


ngocdiep

Trở lên trên