MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vốn FDI vào Việt Nam 2 tháng đầu năm giảm 22,5% so với cùng kỳ

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 2 tháng đầu năm 2015, vốn FDI vào Việt Nam đạt 1,192 tỷ USD; bằng 77,5% so với cùng kỳ năm trước.

Nội dung nổi bật:

- Tính chung trong 2 tháng đầu năm, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,192 tỷ USD; bằng 77,5% so với cùng kỳ năm 2014.

- Tính đến ngày 20/02/2015, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 1,2 tỷ USD, tăng 7,1 % so với cùng kỳ năm 2014.

- Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài; chiếm đến 79,8% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 2 tháng.


Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố tình hình đầu tư nước ngoài 2 tháng đầu năm 2015. Theo đó, tính chung trong 2 tháng đầu năm, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,192 tỷ USD; bằng 77,5% so với cùng kỳ năm 2014.

Tính đến ngày 20/02/2015, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 1,2 tỷ USD, tăng 7,1 % so với cùng kỳ năm 2014.

Theo các báo cáo nhận được, tính đến ngày 20/2/2015 cả nước có 148 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 712,29 triệu USD; bằng 85,7% so với cùng kỳ năm 2014; và có 58 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 480,5 triệu USD; bằng 67,8 % so với cùng kỳ năm 2014.

Theo lĩnh vực đầu tư, trong 2 tháng đầu năm 2015, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 13 ngành lĩnh vực của Việt Nam.

Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 65 dự án đầu tư đăng ký mới và 40 lượt dự án tăng vốn với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 952 triệu USD, chiếm đến 79,8% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 2 tháng.

Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 111,43 triệu USD, chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 3 là lĩnh vực bán buôn bán lẻ sửa chữa với 17 dự án đầu tư mới và 4 dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 71,22 triệu USD.

Vốn FDI vào Việt Nam phân theo lĩnh vực đầu tư trong 2 tháng đầu năm 2015 (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài).
Vốn FDI vào Việt Nam phân theo lĩnh vực đầu tư trong 2 tháng đầu năm 2015 (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài).

Theo đối tác đầu tư, trong 2 tháng đầu năm đã có 28 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. BritishVirginIslands dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 351,39 triệu USD, chiếm 29,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Hàn Quốc đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 222,11 triệu USD, chiếm 18,6% tổng vốn đầu tư; Nhật Bản đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 169,83 triệu USD, chiếm 14,2% tổng vốn đầu tư.

Theo địa bàn đầu tư, trong 2 tháng đầu năm 2015 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 23 tỉnh thành phố, trong đó TP Hồ Chí Minh là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất với 40 cấp mới và 17 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 497,9 triệu USD, chiếm 41,7% tổng vốn đầu tư.

Vốn FDI vào Việt Nam phân theo địa phương trong 2 tháng đầu năm 2015 (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài).
Vốn FDI vào Việt Nam phân theo địa phương trong 2 tháng đầu năm 2015 (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài).

Hải Phòng đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 213,86 triệu USD, chiếm 17,9%. Bình Dương đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 134,04 triệu USD chiếm 11,2% tổng vốn đầu tư.

Một số dự án lớn được cấp phép trong 2 tháng đầu năm 2015 là:

- Dự án Cty TNHH Worldon (Việt Nam) tổng vốn đầu tư 300 triệu USD do nhà đầu tư BritishVirginIslands đầu tư tại Tp Hồ Chí Minh với mục tiêu sản xuất sản phẩm may mặc cao cấp.

- Dự án Cty TNHH Regina Miracle International Việt Nam tại Hải Phòng điều chỉnh tăng vốn đầu tư 90 triệu USD dự án này do nhà đầu tư Hồng Kông với mục tiêu sản xuất các loại áo lót và quần lót nữ.

- Dự án Cty TNHH Chuo Việt Nam tại Hải Phòng điều chỉnh tăng vốn đầu tư 50 triệu USD dự án này do nhà đầu tư Nhật Bản với mục tiêu dự án quy hoạch, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng; Khu căn hộ và căn hộ cao cấp cùng các hạng mục phụ trợ để bán và cho thuê; Tổ hợp trung tâm thương mại và mua sắm đạt tiêu chuẩn quốc tế.

 

Vốn FDI vào nhiều, lẽ ra kéo nền kinh tế lên, nhưng…

Nguyệt Quế

Trịnh Hường

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên