Vì sao các ngân hàng lớn đồng loạt “tấn công” bitcoin?
Công bằng mà nói thì giới ngân hàng không phải là những người duy nhất tỏ ra hoài nghi về mức tăng chóng mặt của bitcoin và những đồng tiền kĩ thuật số khác, nhưng để gọi đồng tiền số này là “trò lừa bịp” hay “hội chứng bong bóng hoa tulip” thì... hơi quá.
- 15-09-2017Lại một sàn giao dịch tiền điện tử lớn của Trung Quốc phải đóng cửa, giá bitcoin có lúc xuống dưới 3.000 USD
- 15-09-2017Chân dung những thợ đào ở mỏ bitcoin lớn nhất thế giới, nơi sản xuất ra 318.000 USD giá trị tiền số mỗi ngày
- 14-09-2017Chỉ một câu nói, sếp JPMorgan kéo bitcoin xuống 3.800 USD lần đầu tiên sau gần 1 tháng, vốn hóa thị trường tiền số bị thổi bay 30 tỷ USD
- 11-09-2017Trung Quốc đóng cửa sàn giao dịch không làm ảnh hưởng đến giá bitcoin trên toàn cầu?
*Bài viết thể hiện quan điểm của Panos Mourdoukoutas, tác giả của nhiều bộ sách, trong đó có quyển mới nhất là The Ten Golden Rules Of Leadership (10 nguyên tắc vàng trong lãnh đạo).
Phải chăng các ngân hàng lớn muốn “hủy diệt” bitcoin trước khi đồng tiền này “hủy diệt” họ?
Bitcoin, “đồng tiền của mọi người”, hiện có tiềm năng trở thành một loại tiền tệ mới, không bị kiểm soát bởi bất kỳ chính phủ hay ngân hàng lớn nào.
Đó là lý do vì sao cả những chính phủ lẫn các ngân hàng lớn đều muốn hạn chế tiềm năng này, theo cách riêng của họ. Các chính phủ lớn thì tăng cường siết chặt những quy định về huy động tài chính (ICO), đóng cửa các sàn giao dịch, hay thậm chí là thông báo sẽ “nghiền nát” các đồng tiền kĩ thuật số như trường hợp mới đây ở Trung Quốc.
Còn các ngân hàng lớn thì tấn công vào lý do tồn tại và việc định giá của đồng bitcoin. Chẳng hạn như, đầu tuần này, người đứng đầu ngân hàng J.P. Morgan Chase & Co. là Jamie Dimon đã gọi bitcoin là “trò lừa đảo” và “bong bóng hoa tulip”.
Tiếp đến là cuộc khảo sát của Bank of America, trong đó ngân hàng này gọi bitcoin là “giao dịch đông đúc nhất”.
Công bằng mà nói thì giới ngân hàng không phải là những người duy nhất tỏ ra hoài nghi về mức tăng chóng mặt của bitcoin và những đồng tiền kĩ thuật số khác, nhưng để gọi đồng tiền số này là “trò lừa bịp” hay “hội chứng bong bóng hoa tulip” thì... hơi quá, và làm gây ảnh hưởng không ít đến tiềm năng trở thành “một loại tiền tệ của người dân” và thay thế cho các đồng tiền khác của đồng tiền này.
Tiềm năng đó cũng chính là điều khiến cho các chính phủ và ngân hàng lớn lo ngại. Các chính phủ sẽ mất đi nguồn thu nhập đến từ những lợi ích phái sinh trong việc in tiền, và khả năng kiểm soát nền kinh tế.
Mất khả năng xử lý dòng tiền chảy từ ngân hàng trung ương sang nền kinh tế là vấn đề cốt lõi của ngành ngân hàng và có liên quan đến sự tồn vong của nền kinh tế tiền tệ. Chẳng hạn, một nền kinh tế bitcoin có thể tiến hành cho vay trực tiếp, thay thế việc cho vay truyền thống, hoạt động mà các ngân hàng có thể kiếm được thu nhập nhờ sự chênh lệch giữa lãi suất họ trả cho người gửi tiền và tính trên người đi vay.
Tuy nhiên, Apostolos Pittas, giáo sư kinh tế tại LIU Post, thấy rằng việc cho vay bằng bitcoin sẽ bổ sung cho, thay vì là làm suy yếu đi, hệ thống ngân hàng truyền thống. “Đồng tiền kĩ thuật số, như trong trường hợp của bitcoin, giúp làm cho quá trình cho vay được diễn ra suôn sẻ. Hãy nhớ lại những gì đã xảy ra hồi năm 2007 – 2008 khi có khủng hoảng tài chính. Tín dụng cạn kiệt vì các ngân hàng ngừng cho vay và các thị trường đã bị đóng băng. Với một đồng tiền kĩ thuật số như bitcoin, việc cho vay sẽ không còn bị tập trung ở một nơi như ngân hàng, và kết quả là việc cho vay có thể tiếp tục diễn ra, cho phép tiền đến được những ai đang có nhu cầu”.
Nói một cách đơn giản là, sự trỗi dậy của bitcoin có thể là một yếu tố tạo ra sự ổn định hơn là gây bất ổn cho hệ thống tài chính hiện tại. Nhưng rõ ràng là, vào thời hiện tại, các ngân hàng lớn không nhìn mọi chuyện theo cách đó.