Vì sao giới trẻ Nhật ngày càng hài lòng hơn với cuộc sống hiện tại: Chân lý của hạnh phúc hóa ra đơn giản đến vậy
Nhật Bản luôn được biết đến như là một quốc gia có áp lực sống cao. Nhưng gần đây, một vài số liệu và thống kê cho thấy, giới trẻ Nhật Bản đang dần trở nên hài lòng hơn với cuộc sống hiện tại.
- 25-02-2018Thành công: Kẻ thù số một của giới trẻ
- 18-02-2018Bánh bao trong suốt như giọt nước khiến giới trẻ Hàn Quốc "đổ" từ cái nhìn đầu tiên có gì bên trong?
- 18-02-2018Tâm lý ỷ lại - Lý do khiến giới trẻ "sợ cố gắng"
Tỷ lệ thanh thiếu niên Nhật tự tử giảm đáng kể
Koji Tanaka đang cảm thấy rất yêu đời. Anh làm tại một doanh nghiệp công nghệ tại thủ đô Tokyo diễm lệ. Vào thời gian rảnh, anh thường tập thể thao hoặc massage (shiatsu) để tăng cường sức khỏe và cơ bắp. Anh thích ra ngoài ăn tối cùng bạn bè. Đối với Tanaka, "đến một lúc nào đó, anh sẽ lập gia đình nhưng anh không có tham vọng trong nghề nghiệp". Bởi ngay lúc này, anh hài lòng với cuộc sống của bản thân.
Gần đây, một vài số liệu và thống kê cho thấy giới trẻ Nhật Bản đang dần trở nên hài lòng hơn với cuộc sống hiện tại.
Gần đây, người trẻ Nhật Bản đang dần trở nên hài lòng hơn với cuộc sống. Một số cuộc khảo sát cho thấy, người trẻ tại quốc gia này thường kém hạnh phúc hơn các quốc gia khác. Tự tự vẫn là nguyên nhân gây ra cái chết cho những ai ở độ tuổi từ 15 đến 39. Nhưng so với thế hệ trước, tỷ lệ này đã giảm đi đáng kể. Đây là dấu hiệu chứng tỏ giới trẻ Nhật Bản đang dần thoát khỏi vỏ bọc xa lánh xã hội hay "mọt sách" mà thế hệ trước đã vấp phải.
Do đâu thanh niên Nhật ngày càng hài lòng với cuộc sống hiện tại
Rất nhiều lí do khiến thanh niên Nhật cảm thấy yêu đời hơn. Một trong số đó có thể kể đến việc giới trẻ Nhật ở cùng với bố mẹ nhiều hơn. Nếu không dọn ra ở riêng khi bước vào độ tuổi trưởng thành, người trẻ Nhật sẽ có nhiều tiền tiêu vặt hơn. Nhà xã hội học Masahiro Yamada gọi họ là những kẻ độc thân ăn bám. "Thật tuyệt vời nếu không phải tự mình nấu ăn", Kosube Yamawaki, một kỹ sư nông nghiệp tại hòn đảo Shikodu chia sẻ.
Mặc dù chẳng có gì đáng tự hào khi ở cùng bố mẹ trong độ tuổi có thể làm ra tiền, nhưng điều này vẫn khiến người trẻ tại Nhật cảm thấy gắn bó hơn với bố mẹ. "Gia đình không còn là nơi dày vò và quát mắng nhiều bạn trẻ. Bố mẹ - nhất là thế hệ sinh ra vào những năm 1960 - cũng dần mềm mỏng và dễ chịu hơn", Masayuki Fujimura, một nhà nghiên cứu xã hội tại đại học Sophia, Tokyo, cho biết.
Gia đình không còn là nơi dày vò và quát mắng nhiều bạn trẻ. Bố mẹ - nhất là thế hệ sinh ra vào những năm 1960 - cũng dần mềm mỏng và dễ chịu hơn.
Thói quen mua sắm của thanh niên Nhật cũng đơn giản hơn. Giới trẻ Nhật có thể dễ dàng tìm mua những đồ dùng học tập, đồ ăn nhanh, vật dụng thể thao hay truyện tranh,... tại các cửa hàng tiện lợi như 7-Eleven hay Lawson. Họ không mong sở hữu những chiếc quần thời thượng với thiết kế bắt mắt. Thứ họ cần là những sản phẩm của UNIQLO, một hãng thời trang giá rẻ ở Nhật Bản. Họ cũng chẳng cần đi trượt tuyết hay mua những siêu xe đắt tiền như BMW. Chỉ cần một buổi chiều bên tách cà phê và ăn một vài món tráng miệng cùng những người bạn, chụp ảnh up lên Instagram với filter vui tươi,... cũng khiến họ vui vẻ và yêu đời. Người trẻ Nhật yêu thích smartphone, Yuri - một sinh viên 18 tuổi - chia sẻ: "Chúng tôi có thể sử dụng chúng để xem xét mọi thứ trên cuộc đời bất kể lúc nào và ở bất cứ nơi đâu".
Theo một số nghiên cứu, cũng giống như thế hệ trước, người trẻ Nhật Bản hiện nay không hứng thú với cuộc sống tình dục và ngày càng ít uống rượu. Họ không ham muốn chuyện chăn gối giống như giới trẻ ở Mỹ. Một nghiên cứu cho thấy, khoảng 40% những người độc thân ở Nhật dù bước sang tuổi 34 nhưng chưa từng quan hệ tình dục.
Chỉ cần một buổi chiều bên tách cà phê và ăn một vài món tráng miệng cùng những người bạn, chụp ảnh up lên Instagram với filter vui tươi,... cũng khiến họ vui vẻ và yêu đời.
Tuy nhiên, rất hiếm người bận tâm đến vấn đề này. Đàn ông Nhật thường cho rằng, người bạn gái quá phiền phức vì luôn bắt họ phải trả tiền trong mọi cuộc hẹn hò. Ngược lại, phụ nữ Nhật cũng thấy chán chường khi bạn trai mình không tham vọng trong sự nghiệp. Mayu Kase, một cô gái 22 tuổi còn độc thân, chia sẻ: "Có bạn trai là chuyện tốt, nếu duyên tới. Nhưng tôi không tuyệt vọng về cuộc sống độc thân của mình, có hay không đều được thôi".
Noritoshi Furuichi, một nhà nghiên cứu xã hội, nói rằng người trẻ Nhật tìm kiếm sự vui vẻ từ bạn bè nhiều hơn là người yêu. Sho Yamazaki, một thợ làm bánh 28 tuổi, đang có ý định mở một công ty riêng, cho rằng chủ nghĩa cá nhân hóa đang dần được đề cao tại đất nước mặt trời mọc. "Chúng tôi sẽ dễ dàng hơn trong việc nhận ra đam mê của mình", anh chia sẻ.
Đây có thể là một con dao hai lưỡi. Nhà xã hội học Furuichi cho rằng, giới trẻ đang hài lòng với cuộc sống của bản thân, chỉ đơn giản bởi họ không biết tương lai mình muốn gì. Năm 2013, chỉ ⅔ người trẻ từ 13-29 tuổi chắc chắn rằng, họ sẽ vui vẻ ở độ tuổi 40. Tỷ lệ này chỉ bằng 80% khi so với 6 quốc gia phát triển khác trên thế giới.
Ngoài ra, tỷ lệ kết hôn muộn ở quốc gia này đang ở tình trạng báo động. Nếu năm 1970, tỉ lệ kết hôn sau độ tuổi 50 là 5% thì đến năm 2015, con số này là 19%. Đó là còn chưa kể việc có con sau khi kết hôn đã trở thành một điều khó khăn. Điều này khiến dân số của Nhật đang già đi đáng kể.
Rất nhiều người ở độ tuổi 20 cảm thấy lo lắng cho cuộc sống của mình sau khi về hưu hơn là chuyện kiếm việc làm.
Người trẻ Nhật Bản, đang nhận thức rõ hơn bao giờ hết gánh nặng đặt trên vai họ. Người ở độ tuổi trên 65 đã chiếm tới 28% dân số, gần gấp đôi độ tuổi 15-29. Nếu không có gì thay đổi, năm 2065, con số 28% sẽ trở thành 40%. Cũng vì điều này nên chế độ phúc lợi của Nhật sẽ dần bão hòa. Dentsu, một công ty quảng cáo tại Nhật, khẳng định rất nhiều người ở độ tuổi 20 cảm thấy lo lắng cho cuộc sống của mình sau khi về hưu hơn là chuyện kiếm việc làm.
Yanagawa, một diễn viên hài kịch, đã tuyên bố giới trẻ Nhật nên chịu nhiều thử thách, áp lực và khó khăn hơn, ngay cả khi họ đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Bởi chỉ có như vậy mới khiến họ phấn đấu. Còn Yohei Harada, nhân viên nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Thanh niên, cho rằng người trẻ Nhật đang dần giống với những người theo đạo Phật. Họ không kiếm tìm những điều lớn lao mà tập trung trân quý vài giá trị giản đơn. Và đó là lý do khiến họ trở nên hài lòng hơn với cuộc sống hiện tại của mình.
Nguồn: The Economist
Helino