Vì sao lệnh cấm của Trung Quốc có thể làm điên đảo Bitcoin và một loạt đồng tiền số khác?
Động thái mới của chính quyền Trung Quốc là đòn đánh mạnh vào thế giới tiền số toàn cầu khi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đặt giao dịch tiền số vào tầm ngắm và có thể bị coi là vi phạm pháp luật.
- 04-09-2017Bitcoin và một loạt đồng tiền số lao dốc sau thông báo của NHTW Trung Quốc
- 04-09-2017Giới trung lưu Mỹ cũng "sục sôi" với bitcoin: Đầu tư để kiếm tiền nghỉ hưu, quỹ hưu trí bitcoin nhận 1 triệu USD/ngày
- 04-09-2017Cần ứng xử đúng với Bitcoin
- 02-09-2017Đồng Bitcoin lập kỷ lục mới gần đạt 5.000 USD
- 31-08-2017Không cấm nhập nhưng cũng chưa được định danh, lô máy đào bitcoin bị mắc kẹt chờ ý kiến ba Bộ
- 30-08-2017Tăng 1.400% từ đầu năm đến nay, đối thủ của bitcoin có tiềm năng ra sao?
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PboC) vừa ban hành lệnh cấm với hoạt động chào mua tiền mã hóa phát hành lần đầu (ICO) đồng thời đẩy mạnh các hoạt động điều tra và trừng phạt các thương vụ ICO ở Trung Quốc. Ngay lập tức, tuyên bố của các nhà chức trách Trung Quốc đã khiến Bitcoin và một loạt đồng tiền số khác lao dốc. Các nhà phân tích cho rằng, lệnh cấm của Trung Quốc sẽ để lại những tác động rất lâu dài và to lớn so với những gì người ta nghĩ về nó.
Lệnh cấm của PboC khiến phương pháp huy động tiền tệ kỹ thuật số gặp trở ngại lớn dù chỉ riêng trong năm 2017, ICO đã mang về 1,5 tỷ USD cho các công ty. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, ngôn từ trong sắc lệnh của PboC còn cho thấy kinh doanh và sử dụng các loại tiền tệ này, bao gồm cả Bitcoin, có thể vi phạm luật pháp Trung Quốc. Sự quay lưng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới có thể là đòn đánh mạnh vào thế giới tiền số, vốn đang nhận được nhiều kỳ vọng.
Ngoài ra, PboC còn nhấn mạnh các sàn bị nghiêm cấm chuyển đổi tiền số sang tiền pháp định. Các mã token không thể được sử dụng như 1 loại tiền tệ, các ngân hàng cũng bị cấm cung cấp dịch vụ cho hoạt động ICO. Thậm chí, việc cung cấp thông tin, giá cả hay các dịch vụ trung gian cũng bị cấm.
Adam Efrima, giám đốc điều hành nền tảng giao dịch eToro ở Trung Quốc, mô tả quyết định của PboC là “rất lớn” đồng thời khẳng định “nó lớn hơn so với mọi người vẫn nghĩ”. Theo Efrima, chính phủ Trung Quốc không muốn cấm phát triển blockchain mà họ chỉ muốn giảm tình trạng lừa đảo”.
“Các hoạt động trao đổi, buôn bán liên quan tới tiền số đều chính thức bị cấm. Nếu giải thích luật theo đúng nghĩa đen, bạn không được phép tham gia bất cứ hoạt động trao đổi tiền mã hóa nào, dù đổi tiền số với nhau hay đổi tiền số thành tiền mặt”, Efrima nói.
Tuy nhiên, Wong Joon Ian, phóng viên chuyên về tiền số của Quart, cho biết, phần lớn các sàn giao dịch của Trung Quốc đã gửi tin nhắn tới khách hàng bằng WeChat để thông báo giao dịch bitcoin vẫn tiếp tục bất chấp thông báo của PboC.
Trong khi đó, Charles Hayter, nhà sáng lập đồng thời là CEO của CryptoCompare, cho rằng, quy định mới của PboC có nhiều điểm chưa thực sự rõ nên cần phải chờ đợi hướng dẫn của nhà chức trách. Dẫu vậy, tâm lý sợ hãi đang bao trùm thị trường Trung Quốc và có những tác động mạnh mẽ tới thế giới tiền số, bao gồm sự sụt giảm mạnh mẽ của các đồng tiền giá trị nhất, bao gồm cả Bitcoin.