Vì sao Nga khó đặt kỳ vọng vào Trung Quốc, Ấn Độ để 'giải cứu' dầu thô nếu lệnh cấm vận từ EU được ban hành?
Nếu lệnh cấm vận được ban hành, Nga sẽ phải tìm nơi nào đó có thể nhập khẩu khoảng 2,5 triệu thùng dầu/ngày. Đó đơn giản là điều Ấn Độ, Trung Quốc không thể đáp ứng.
- 28-04-2022Indonesia cấm xuất khẩu dầu cọ: Cuộc chiến bảo hộ đã bắt đầu?
- 26-04-2022Bất lực trong việc cấm vận nhưng EU vẫn còn một tuyệt chiêu để hạn chế dòng chảy dầu từ Nga
- 25-04-2022Cú sốc lương thực mới gọi tên dầu ăn - sức ảnh hưởng khiến các quốc gia châu Á lao đao không kém gì dầu thô
Việc Đức tuyên bố sẵn sàng ngừng mua dầu của Nga trong tuần này khiến cho một lệnh cấm vận dầu của Liên minh châu Âu có khả năng xảy ra cao hơn - điều sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho Moscow.
"Nền kinh tế của Nga dự kiến sẽ sụt giảm 10% trong năm nay. Nếu một lệnh cấm vậy xảy ra, nền kinh tế nước này có thể rơi vào tình trạng suy thoái", Matt Smith - nhà phân tích về dầu mỏ của hãng phân tích thị trường Kpler nói với Business Insider.
Nếu không có người mua tại châu Âu, Nga sẽ phải tìm nơi nào đó có thể nhập khẩu khoảng 2,5 triệu thùng/ngày, ông nói. Trừ khi Moscow có thể tìm ra thị trường đó một cách nhanh chóng hoặc ít nhất, tìm được nơi tích trữ - rất có thể Nga sẽ phải cắt giảm đáng kể sản lượng dầu do khả năng dự trữ hạn chế.
Ông Smitch cũng giải thích thêm rằng Nga có thể sử dụng mạng lưới đường ống rộng khắp của mình làm nơi lưu trữ nhưng chắc chắn không thể đáp ứng hết được lượng dầu dư thừa. Một nguồn lưu trữ khác của Nga là các tàu chở dầu để lưu trữ ngoài khơi.
Nhưng các giải pháp này chắc chắn không thể giải quyết các ảnh hưởng về kính tế Nga mà lệnh cấm vận từ EU tạo ra. Doanh thu từ xuất khẩu dầu sang châu Âu chiếm 11% GDP của Nga vào năm 2021, thêm 2,3-2,6% nhờ xuất khẩu khí đốt, theo Rhodium Group.
"Doanh thu xuất khẩu sụt giảm sẽ dẫn đến suy thoái đáng kể nền kinh tế đất nước", Smith nói. "Con đường dễ nhất đối với Nga là cắt giảm sản lượng nhưng điều này cũng tạo ra những hậu quả riêng".
Ấn Độ đã sẵn sàng nhập khẩu dầu thô của Nga với sản lượng 600.000 thùng/ngày, chủ yếu là nhờ mức chiết khấu hấp dẫn mà nước này đưa ra.
Trong trường hợp lệnh cấm vận của EU có tác dụng, lượng mua này có thể tăng lên, đồng thời Trung Quốc cũng có thể hấp thụ một phần dầu thô của Nga. Smith ước tính 2 nước này có thể mua thêm 1 triệu thùng mỗi ngày từ Nga.
Trên thực tế, tồn kho dầu của Trung Quốc đã thấp hơn 90 triệu thùng so với mức đỉnh từ cuối năm 2020. Nếu Bắc Kinh xoay trục khỏi các nhà cung cấp hiện tại, họ có thể bổ sung lượng dầu dự trữ của mình bằng cách mua dầu được chiết khấu cao từ Nga.
Nhưng ngay cả khi Trung Quốc và Ấn Độ tăng cường nhập khẩu năng lượng của Nga, vãn rất khó để họ hấp thụ 100% lượng dầu bị mắc kẹt của Nga. "Ấn Độ nhập khẩu khoảng 4,5 triệu thùng dầu/ngày. Tuy nhiên, sẽ rất khó cho họ trong việc vận chuyển một lượng lớn dầu thô bổ sung từ Nga do nước này vẫn còn một lượng nhập khẩu đáng kể theo các hợp đồng dài hạn từ Trung Đông", Smith nói. Ông trích dẫn các vấn đề về hậu cần khác, chẳng hạn mua bảo hiểm cho hàng hóa mới hoặc tìm đủ tàu có sẵn để đáp ứng lượng dầu khổng lồ mới.
Trong khi đó, nhu cầu năng lượng của Trung Quốc đang giảm do chính sách zero Covid của Bắc Kinh.
Vẫn có khả năng Trung Quốc mua thêm dầu của Nga và chỉ đơn giản là họ đang đợi lệnh cấm vận của EU để có thể mua được dầu với chiết khấu cao hơn. Nhưng dù mọi việc tiến triển theo hướng nào, Moscow cũng kiếm được ít hơn từ dầu mỏ.