Vì sao người giàu càng giàu hơn: Vùi đầu làm việc thì không bao giờ đủ, muốn kiếm nhiều tiền, quan trọng là động não
Để có thể kiếm được nhiều tiền, người giàu không chỉ vùi đầu làm việc. Chăm chỉ và cần cù thì ai cũng có thể làm được, nhưng cách động não và sử dụng trí tuệ mới có thể tạo nên sự khác biệt.
- 20-12-2022Nỗi lo con lớn, nhà cũng phải lớn: Nhu cầu thay áo mới cho không gian sống nửa cuộc đời
- 20-12-2022Ăn 1 quả táo/ngày, cơ thể bạn sẽ thay đổi như thế nào? Nhìn vào mỡ máu và cholesterol để thấy sự khác biệt lớn
- 19-12-2022Quốc gia có ít người phạm tội đến mức nhà tù bị "thất nghiệp", phải treo biển cho thuê làm quán ăn, văn phòng
- 18-12-2022Một ngành kinh tế mũi nhọn vẫn đang thiếu nhân lực trầm trọng, có vị trí lương tới 40-50 triệu đồng/tháng
Có rất nhiều người có được sự nhạy bén tuyệt vời trong việc kiếm tiền. Khi trời mưa, họ đứng bán ô và áo mưa. Khi trời nắng, họ bán quạt và đồ uống mát lạnh. Ngày lễ, họ bán hoa và quà. Ngày đầu năm, họ bán những gói muối, hộp diêm…
Tất cả đều là những chi tiết rất nhỏ, những công việc rất thông thường, nhưng nhờ nhay nhạy và nắm bắt thời cơ tốt, họ vẫn có thể kiếm được một khoản thu nhập khá khẩm.
Những người đầu tiên phát hiện ra quy luật này và nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh chính là người rất trí tuệ. Vì khi nắm được 2 điều đó trong tay, họ đã có một vũ khí để kiếm tiền tuyệt vời. Đợi tới lúc người khác tranh nhau bắt chước theo thì người dẫn đầu đã khẳng định được vị thế riêng.
3 câu chuyện sau đây chính là những bài học về việc kiếm tiền bằng trí tuệ như thế.
Câu chuyện thứ nhất: Nhà hàng Buffet
Trong một nhà hàng buffet, tình trạng lãng phí thức ăn là chuyện thường thấy. Một chủ quán ăn đã phải đau đầu với vấn đề lợi nhuận liên tục trồi sụt, trong khi lượng thức ăn bỏ đi có số lượng rất lớn. Việc này không chỉ phí phạm mà còn tạo thành gánh nặng kinh tế lớn trong việc kinh doanh.
Nhằm cải thiện tình trạng này, ông chủ nghĩ ra một đối sách, quy định khách hàng nào lãng phí thức ăn sẽ bị phạt 20 nghìn. Tuy nhiên, khi áp dụng chính sách này, tình hình kinh doanh trở nên tệ hơn rất nhiều.
Một thời gian sau, có người gợi ý, hủy bỏ quy định phạt tiền khách hàng lãng phí, thay vào đó tăng giá lên 20 nghìn, đồng thời đưa ra quy định thưởng 20 nghìn cho những khách hàng không lãng phí. Kết quả, tình hình kinh doanh được cải thiện đáng kể, tình trạng lãng phí cũng có sự cải thiện.
Ảnh minh họa.
Tư duy kiếm tiền:
Hành vi phạt tiền sẽ khiến khách hàng cảm thấy bị thiệt. Trong khi đó, nếu được thưởng thêm (chi phí thưởng có thể đã bao gồm trong giá thành bán ra), họ lại cảm thấy được lợi. Mà tâm lý hưởng lợi là điều ai cũng có. Vì vậy, trong làm ăn kinh doanh, hãy làm sao để người tiêu dùng cảm thấy họ được lợi ích khi đến với bạn.
Câu chuyện thứ 2: Tiệm cắt tóc, may vá và đóng giày
Ở thị trấn nọ, có 3 cửa hàng mở sát cạnh nhau, một tiệm cắt tóc, một tiệm may vá và một tiệm đóng giày. Trong ngày khai trương, không có lấy một khách hàng nào ghé tiệm khiến 3 ông chủ đều vô cùng ủ rũ.
Họ ngồi lại trước cửa tiệm và nói chuyện, thảo luận vì sao không có khách đến. Cả 3 cùng thống nhất rằng, do ngoại hình của họ và cửa tiệm đều quá xoàng xĩnh, không hề nổi bật.
Cuối cùng, thợ cắt tóc nghĩ ra một cách, anh lấy một bộ quần áo của mình sang cho người thợ may vá sửa chữa, là lượt, rồi trả 30 nghìn. Tiếp đó, anh lại lấy 30 nghìn bảo người thợ đóng giày đánh bóng đôi giày của mình. Sau cùng, người thợ cắt tóc lau dọn cửa hàng của mình thật sạch sẽ rồi tươi roi rói đứng ra trước cửa, người qua đường trông người thợ cắt tóc quần áo chỉnh tề, cửa tiệm trông cũng rất sạch sẽ, nảy sinh thiện cảm, người vào cắt tóc ngày một đông.
Người thợ may vá và thợ đóng giày thấy vậy cũng làm y hệt theo cách làm của người thợ cắt tóc làm ban nãy, cũng lần lượt bỏ ra 60 nghìn sang hai tiệm còn lại làm việc tương tự.
Cuối ngày, 3 người ngồi nói chuyện với nhau, phát hiện ra 60 nghìn mà mình tiêu cuối cùng vẫn về tay mình, lại còn kiếm được rất nhiều tiền từ khách hàng.
Ảnh minh họa.
Tư duy kiếm tiền:
Đừng chỉ chăm chăm muốn kiếm tiền từ người khác, bản thân lại ki bo kẹt xỉ, không muốn tiêu lấy một xu. Tiền bạc có lưu thông thì mới hiện thực được giá trị của chúng, và cũng chỉ như vậy mới khiến tiền đẻ ra tiền.
Những người giàu có đều hiểu được giá trị của đồng tiền, do đó họ biết cách chi tiêu đúng cách. Đó chính là cách đầu tư hữu hiệu để khiến họ trở nên nổi bật hơn trong thị trường, vượt qua các đối thủ cạnh tranh.
Câu chuyện thứ 3: Chân váy phượng hoàng
Ông chủ của một cửa hàng thời trang cao cấp vô tình khiến chiếc váy đắt nhất của mình bị thủng một lỗ. Theo tư duy thông thường, chiếc váy như vậy đã bị giảm giá trị rõ rệt. Cho dù sửa chữa ngay lập tức thì các khách hàng thượng lưu cũng không bao giờ muốn dùng một chiếc váy từng bị hỏng.
Tuy nhiên, ông chủ cửa tiệm không làm như vậy. Ông đã tạo ra thêm rất nhiều lỗ nhỏ nữa xung quanh cái lỗ nhỏ kia, đồng thời trang trí chúng bằng những đường diềm vàng cao cấp, rồi đặt tên cho chiếc váy là “chân váy phượng hoàng”.
Kết quả, chiếc váy mang vẻ ngoài độc đáo không chỉ bán ra được với giá rất cao mà còn tạo ra được một trào lưu thời trang mang tên “chân váy phượng hoàng”. Việc làm ăn ở cửa hàng cũng trở nên vô cùng thịnh vượng.
Tư duy kiếm tiền:
Một khi sở hữu tư duy độc đáo, khả năng sáng tạo, không ngừng tìm cách mở ra những cánh cửa mới thì bạn nhất định có thể đi thật xa trên hành trình kiếm tiền. Sự sáng tạo sẽ luôn đem tới cho bạn những giá trị lớn.
*Nguồn: Zhihu
Thể thao & Văn hóa