Vì sao người giàu vẫn sẵn sàng chi 500.000 USD để mua một chiếc túi Birkin bất kể dịch Covid-19 hay khủng hoảng đang diễn ra?
Trên thực tế, nhu cầu tiêu thụ hàng xa xỉ của giới nhà giàu chưa bao giờ chấm dứt vì dịch bệnh. Ngay cả khu các cửa hiệu đóng cửa, nhu cầu này vẫn được đáp ứng phần nào bằng thương mại điện tử và chỉ chờ bùng nổ khi lệnh giãn cách được nới lỏng.
- 16-05-2020Không sắm siêu xe, biệt thự hay cho con cái hưởng thụ khối tài sản kếch xù, người giàu ở Nhật tiêu tiền khác biệt như thế nào?
- 15-05-2020Ông chủ Tencent vượt Jack Ma thành người giàu nhất Trung Quốc nhờ kinh doanh game trong đại dịch
- 15-05-2020Định luật người giàu: Có một thứ còn quan trọng hơn kiếm tiền, chính là tìm ra động lực làm giàu
Khi chuyên gia đánh bạc Vegas Dave chi 500.000 USD để mua một chiếc túi Himalayan Birkin gắn kim cương, anh đã coi đó là một trong những công cụ tiếp thị tốt nhất cho sự nghiệp của mình. Có một lần, anh Dave ngồi xem thể thao với một cô bạn không ngừng chú ý đến những khán giả đeo túi Birkin. Cô bạn của Dave cho rằng thật điên rồ khi có những người chi hàng trăm nghìn USD cho một chiếc túi như vậy.
Thế nhưng bản thân Dave lại cho rằng đây là một tác phẩm nghệ thuật đáng giá đầu tư.
"Tôi mang chiếc túi đến những sự kiện lớn. Khi tôi đem chúng đến một casino ở Los Angeles, nó đem lại cho tôi khá nhiều sự chú ý. Mọi người đều biết một chiếc túi Birkin đại diện cho cái gì và họ đều muốn chơi bài với tôi", anh Dave vui vẻ nói.
Theo Dave, dù có nhiều ý kiến trái chiều nhưng mọi người vẫn sẽ chú ý đến các mặt hàng xa xỉ như Birkin. Dù có căm ghét thế nào thì không thể phủ nhận rằng người tiêu dùng cũng sẽ chú ý vào những mặt hàng này hơn những sản phẩm khác.
"Đương nhiên là bạn sẽ luôn có những người ganh tỵ, họ nói rằng bạn có thể dùng 500.000 USD để mua nhà thay vì mua túi. Thế nhưng, có rất nhiều ngôi nhà bạn có thể mua với 500.000 USD nhưng lại chỉ có 2 chiếc Birkin thiết kế như tôi đang sở hữu tồn tại trên thế giới", anh Dave tự hào nói.
Trường hợp của anh Dave không phải cá biệt. Mặc dù dịch Covid-19 tổn hại khá nhiều đến thị trường tiêu dùng và nền kinh tế toàn cầu nhưng nhu cầu hàng xa xỉ chưa bao giờ chấm dứt.
Dịch Covid-19: Cơ hội của ngành xa xỉ trực tuyến
Đối với những người tiêu dùng bình dân, lệnh giãn cách khiến họ tù túng và buồn chán nhưng đây lại là cơ hội mua sắm cho những người giàu. Hãng bán lẻ hàng xa xỉ trực tuyến The RealReal cho biết số lượng dò tìm hoa tai Cartier đắt tiền đã tăng 40%, còn vòng cổ vàng cùng thương hiệu cũng tăng 72%.
Doanh số bán hàng của hãng kim cương Zoom cũng tăng đột biến trong mùa dịch còn hãng đấu giá Sotheby đã lập kỷ lục bán online cho một chiếc vòng Cartier kim cương có lịch sử từ năm 1930 với giá 1,34 triệu USD.
Sự bùng phát của dịch Covid-19 đang khiến ngành xa xỉ có những thay đổi nhất định, từ các cửa hàng truyền thống chuyển sang kinh doanh trực tuyến và doanh số của họ không hề giảm bất chấp các lệnh cách ly.
Báo cáo của Sotheby cho thấy nhu cầu đấu giá online ngày một tăng. Lưu lượng truy cập sàn đấu giá online của hãng trong tháng 3/2020 đã tăng 16% và điều này cũng đang diễn ra tại nhiều nhà đấu giá khác.
Thậm chí, sự bùng nổ của dịch bệnh đã khiến giới nhà giàu ưa thích nhiều kiểu hàng xa xỉ độc lạ hơn. Ví dụ The RealReal cho biết doanh số bán khăn quàng cổ, có thể làm bịt mặt, đã tăng 24% từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 4/2020 so với cùng kỳ năm trước.
Trên thực tế, nhu cầu tiêu thụ hàng xa xỉ của giới nhà giàu chưa bao giờ chấm dứt vì dịch bệnh. Ngay cả khu các cửa hiệu đóng cửa, nhu cầu này vẫn được đáp ứng phần nào bằng thương mại điện tử và chỉ chờ bùng nổ khi lệnh giãn cách được nới lỏng.
Trong ngày đầu tiên mở cửa trở lại tại Quảng Châu, cửa hàng Hermes đã đạt doanh số 2,7 triệu USD và đây là mức tiêu thụ trong ngày cao kỷ lục của một chi nhánh thương hiệu thời trang xa xỉ tại Trung Quốc.
Những người kinh doanh trên thị trường thứ cấp, hay hàng dùng rồi (Second Hand) cũng được lợi từ nhu cầu tiêu dùng xa xỉ không giảm nhưng các cửa hiệu truyền thống bị đóng. CEO Cecile Wickman của website Rebelle.com cho biết họ tìm được nhiều nguồn hàng xa xỉ hơn do các kênh phân phối truyền thống phải tạm đóng cửa vì dịch.
Những mặt hàng xa xỉ như túi Birkin từ lâu đã được coi là một khoản đầu tư có lời hơn cả vàng hay bất động sản. Nhu cầu cao và ổn định về giá bất chấp lạm phát hay khủng hoảng khiến những mặt hàng này luôn được giới nhà giàu ưa chuộng.
"Khi nền kinh tế bất ổn, những người tiêu dùng hàng xa xỉ sẽ muốn tập trung vào những thương vụ thông minh và tránh đầu tư lan man. Khách hàng của chúng tôi quan tâm đến những thương hiệu cổ điển, có giá trị văn hóa trường tồn với thời gian cũng như giữ được giá trị như Hermes, Chanel hay Louis Vuitton", Giám đốc kinh doanh mảng túi và phụ kiện Caitlin Donovan của nhà đấu giá Christie chi nhánh Mỹ cho biết.
Có thực sự đáng giá?
Quay trở lại câu chuyện của Dave, anh cho rằng lợi ích khi mua những chiếc túi Birkin không chỉ ở sự quý hiếm của nó mà còn cả tính thực dụng. Trên thực tế, ban đầu những mẫu Birkin được thiết kế theo tên nữ diễn viên Jane Birkin người Anh.
Khi đang trên chuyến bay từ Paris đến London, nữ diễn viên Jane đã cố nhét chiếc túi du lịch của mình lên khoang để hành lý xách tay nhưng do thiết kế kém, các đồ vật dụng của cô rơi cả ra sàn. Sau đó vị nữ diễn viên xinh đẹp này đã phàn nàn với người ngồi kế bên mình về việc khó tìm mua một chiếc túi du lịch xinh xắn có thiết kế thực dụng.
Trớ trêu thay, vị nam hành khách mà cô Jane phàn nàn ngồi kế bên đó lại là nhà thiết kế Jean Louis Dumas, sau này trở thành CEO của Hermes, và những chiếc túi Birkin huyền thoại ra đời kể từ đó.
Tuy nhiên, thứ thực sự làm nên sự xa xỉ của những chiếc túi Birkin có lẽ không phải tính thực dụng hay thiết kế của nó.
"Tôi có một chiếc túi Birkin làm từ da cá sấu được dùng hàng ngày. Tôi thực sự thích chúng. Một số bạn nữ cho rằng tôi bị điên bởi những chiếc túi Birkin đó được dùng để đựng laptop. Thế nhưng những chiếc túi đó rộng rãi, chứa được nhiều đồ và tôi sẽ không dùng để làm thứ gì khác ngoài đựng laptop", anh Dave nói.
Theo tờ Financial Times, những mặt hàng xa xỉ như túi Birkin đã tăng giá kể từ khi đại dịch Covid-19 diễn ra. Tuy nhiên theo các chuyên gia, những mặt hàng đắt tiền này có thực sự "xa xỉ" hay không hoàn toàn nằm trong mắt của những người sở hữu.
Tổ quốc