MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao người Mỹ không thích Hillary Clinton?

26-10-2016 - 09:02 AM | Tài chính quốc tế

Khi bà Hillary rời Bộ Ngoại Giao vào năm 2013, theo kết quả của một cuộc thăm dò, có tới 65% người Mỹ có thiện cảm với bà. Vậy vì sao hiện nay lại có nhiều người không yêu thích bà Hillary đến vậy?

Vì sao bà Hillary Clinton, người rất có thể trở thành tổng thống tiếp theo của nước Mỹ, lại không được người dân nước này ưa thích?

Trong cuộc bầu cử năm nay, so với ứng cử viên Đảng đối thủ, ông Donald Trump, bà Hillary Clinton có vẻ được lòng nhiều người dân Mỹ hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, bà Hillary lại được đánh giá là ứng cử viên tổng thống ít được yêu thích thứ hai, chỉ sau ông Trump.

Theo kết quả của một cuộc điều tra, khoảng 55% người Mỹ không có thiện cảm với bà Hillary và cũng không hề tin tưởng bà.

Khi bà Hillary rời Bộ Ngoại Giao vào năm 2013, theo kết quả của một cuộc thăm dò, có tới 65% người Mỹ có thiện cảm với bà. Vậy vì sao hiện nay lại có nhiều người không yêu thích bà Hillary đến vậy? Trên thực tế, nhiều thành viên trong chính Đảng Dân Chủ cũng không tin tưởng bà Hillary.

Nguyên nhân đầu tiên có lẽ là do bà Hillary không phải là một diễn giả xuất sắc. Phần lớn các bài phát biểu của bà đều khá sách vở và buồn chán. Vì thế, bà không được nhóm cử tri trẻ tuổi yêu thích, bởi nhóm cử tri này là những người ít tin tưởng vào chính phủ nhất và luôn yêu cầu phải đổi mới.

Bên cạnh đó, nhiều người, bao gồm cả nam giới và nữ giới, cũng không thực sự thích viễn cảnh nước Mỹ có nữ tổng thống đầu tiên.

Một nguyên nhân khác khiến bà Hillary không được nhiều người Mỹ tin tưởng liên quan đến nhiều vụ bê bối của bà và chồng mình trước đây. Năm 1996, việc vợ chồng bà Hillary “bình an vô sự” sau một vụ tranh chấp lợi ích về đầu tư tài sản tại bang Arkansas đã để lại ấn tượng không mấy tốt đẹp về bà trong mắt người Mỹ.

Không những thế, phần lớn các vụ việc và cáo buộc khác liên quan đến vợ chồng bà Hillary, đặc biệt là vụ ngoại tình của chồng bà với cô thực tập sinh Monica Lewinsky và việc bà Hillary dùng email cá nhân, cũng đều được kết luận là không đủ bằng chứng hoặc vô căn cứ.

Và mỗi khi bà Hillary quyết định theo đuổi quyền lực như trong lần tranh cử tổng thống đầu tiên vào năm 2012, những chỉ trích liên quan đến các bê bối này lại xuất hiện.

Bà Hillary đã từng vướng vào rất nhiều vụ bê bối, đặc biệt là vấn đề dùng email cá nhân trong thời gian làm ngoại trưởng, nhưng những người đã từng làm việc và tiếp xúc với bà cựu ngoại trưởng đều không cho rằng bà là người gian xảo. Một số đối thủ của bà Hillary còn khẳng định những lo ngại về sự trung thực của bà Hillary đã bị làm quá lên.

Truyền thông cũng góp một phần không nhỏ trong việc gây dựng hình ảnh không mấy tích cực của bà Hillary trong lòng công chúng. Theo kết quả phân tích tám đơn vị truyền thông chính thống bao gồm CBS, New York Times và Wall Street Journal, những đơn vị này chỉ trích bà Hillary nhiều hơn bất kỳ ứng cử viên tổng thống nào thuộc cả Đảng Cộng Hoà và Đảng Dân Chủ.

Cụ thể, tỉ lệ nhận xét tiêu cực và tích cực của bà Hillary là 3:1; trong khi của ông Donald Trump, đối thủ của bà, lại là 1:2. Nếu truyền thông giúp xây dựng một hình ảnh tích cực cho ông Trump, thì họ cũng đồng thời góp phần hạ bệ hình ảnh của bà Hillary. Lý do đằng sau tình trạng này chủ yếu là bởi những điểm mạnh của bà Hillary không đủ hấp dẫn đối với khán giả.

Tuy nhiên, những người đồng nghiệp và nhiều chính khách đã làm việc với bà Hillary trong suốt 25 năm lại có những quan điểm trái ngược với phần đông nước Mỹ.

Nhiều nhân viên, dù không thực sự yêu thích bà Hillary, cũng dành cho bà nhiều lời khen. Là một người ham mê công việc, bà Hillary đòi hỏi nhân viên của mình phải giành nhiều thời gian và sự trung thành trong công việc. Đôi lúc, bà cũng bất công, đôi lúc lại lạnh lùng chỉ trích họ; nhưng theo một nhân viên hoạt động trong chiến dịch tranh cử của bà Hillary, bà là một vị sếp tử tế. Bà Hillary thường gọi điện chúc mừng hay an ủi nhân viên của mình vào dịp sinh nhật hay khi họ mới mất đi người thân, một hành động mà không phải nghị sĩ nào cũng làm được.

Nhiều đồng nghiệp của bà Hillary, bao gồm các thành viên trong Đảng Cộng Hoà đã từng phản đối nhiều chính sách của bà Hillary trước đây, cũng khẳng định ứng cử viên Đảng Dân Chủ là người đáng mến, và tin rằng bà sẽ đem đến những cải tiến lớn cho các chính sách của ông Obama.

Cựu nghị sĩ quốc hội thuộc Đảng Cộng Hoà Tom Reynolds cho biết: “Bà ấy rất chăm chỉ, trung thực và vô cùng chuyên nghiệp. Không chỉ trong nghị viện, bà Hillary luôn như vậy trong cả cuộc sống đời thường”.

Nhiều nhà phê bình cũng tán dương sự chính trực của bà Hillary. Là một chính khách, sự nghi ngờ hay tư lợi của bà Hillary ở một số thời điểm cũng không quá khó hiểu. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả, những điều bà làm đều xuất phát từ mong muốn đưa nước Mỹ phát triển.

Quan trọng hơn, hiện nay, so với ông Donald Trump, bà Hillary Clinton đang chiếm ưu thế rõ rệt. Trong một cuộc thăm dò gần đây của ABC News, bà Hillary đã lần đầu tiên vượt lên dẫn trước ông Trump với cách biệt hai con số là 12 điểm. Rõ ràng, cả ông Bernie Sanders trong cuộc bầu cử sơ bộ trước đây và ông Trump hiện nay đều không thể khuếch đại các khuyết điểm của bà Hilalry để đánh bại bà trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm nay.

Quỳnh Mai

Economist

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên