MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao nhiều quốc gia vẫn sợ làm vỡ 'bong bóng du lịch'?

Một số quốc gia đang bắt đầu áp dụng các biện pháp nhằm khôi phục du lịch. Tuy nhiên, việc triển khai 'bong bóng du lịch' tiến triển khá chậm chạp. Lý do là các nhà chức trách cho rằng tình hình đang rất phức tạp, chưa kể đến việc mở biên giới có thể làm tăng tốc độ lây lan của dịch bệnh.

Tuy vẫn còn hạn chế nhưng biên giới một số quốc gia đang dần mở cửa. Tại một số khu vực trên thế giới, đại dịch đã có dấu hiệu thuyên giảm. Đây là những điều kiện để "bong bóng du lịch" được triển khai.

"Bong bóng du lịch" là một thuật ngữ thông dụng mới, dùng cho các quốc gia gần như đã kiểm soát được đại dịch Covid-19. Nói một cách dễ hiểu, "bong bóng du lịch" cho phép người dân của một số vùng nhất định - nơi có số ca nhiễm Covid-19 ở mức thấp - được đi lại tự do qua biên giới mà không phải trải qua quá trình cách ly 14 ngày. 

Tháng trước, Liên minh châu Âu đã tiến hành dỡ bỏ một số biện pháp kiểm soát, tiến tới mở cửa biên giới trong khu vực Schengen, tăng số lượng các chuyến bay xuyên biên giới gấp bốn lần.

Cũng trong tháng vừa qua, Singapore cho phép các doanh nghiệp từ sáu tỉnh của Trung Quốc được phép nhập cảnh với các mục đích công tác. Singapore cũng đang hợp tác thảo luận với Malaysia để thiết lập một thoả thuận tương tự.

Các hãng hàng không lớn như: Deutsche Lufthansa AG, United Airlines Holdings Inc., IAG SA và American Airlines Group Inc. đang tìm các công cụ xét nghiệm kiểm tra nhiễm bệnh của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu để có thể tiếp tục thực hiện các chuyến bay xuyên Đại Tây Dương.

Mặc dù số lượng khách du lịch có khả năng sẽ tăng cao nếu Chính phủ các nước áp dụng các biện pháp trên, nhưng các nhà chức trách đều cho rằng tình hình hiện nay đang rất phức tạp, chưa kể đến việc mở biên giới có thể làm tăng tốc độ lây lan của dịch bệnh.

Một số nước muốn đẩy mạnh ‘bong bóng du lịch’ bởi đây là những quốc gia có quy mô du lịch quốc tế lấn át du lịch nội địa, điển hình như ở Việt Nam. Thêm vào đó, các nước như Trung Quốc, Canada và Hoa Kỳ có số lượng người dân đi du lịch nước ngoài nhiều hơn du lịch nội địa.

Các quốc gia phụ thuộc lớn vào nguồn du khách quốc tế có khả năng cao sẽ phải đẩy mạnh ‘bong bóng du lịch’ một cách bất đắc dĩ, do nền kinh tế một đang dần sụp đổ và tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng cao. Tuy vậy, các nhà hoạch định kinh tế vẫn sẽ phải xem xét kỹ lưỡng về những vấn đề này.

Trước đó, New Zealand và Úc đã bắt đầu đàm phán về việc triển khai ‘bong bóng du lịch’. Tuy nhiên, Úc đã phải dập tắt ý định khi gần đây, dịch đã bùng phát trở lại ở Melbourne. Đối với New Zealand, việc thực hiện 'bong bóng du lịch' là một phương án chắc chắn. Tin từ Bloomberg cho biết, du lịch quốc tế chiếm phần lớn nền kinh tế New Zealand, chiếm 4,8% tổng việc làm trong nước, trong đó 40% lượng khách du lịch là người Úc.

Đối với Úc, việc triển khai trở nên khó hơn nhiều. Không giống như New Zealand, tỷ lệ du lịch quốc tế ở Úc cao hơn nhiều so với tỷ lệ du lịch nội địa. Năm 2019, ước tính chi tiêu nước ngoài của Úc ở mức 14 tỷ USD, tương đương với khoảng 1% GDP của quốc gia này.

Những tác động này ảnh hưởng không chỉ trong nền kinh tế đơn lẻ mà còn ảnh hưởng giữa các nền kinh tế với nhau. Chẳng hạn, hàng không là lĩnh vực sẽ được hưởng lợi nhiều nhất khi du lịch quốc tế hồi phục. Các doanh nghiệp hàng không đang phải chịu tổn thất nặng nề do hiện tại không thể hoạt động.

Vì sao nhiều quốc gia vẫn sợ làm vỡ bong bóng du lịch? - Ảnh 1.

Tại Hoa Kỳ, trước khi đại dịch xảy ra, tỷ lệ việc làm trong lĩnh vực khách sạn gấp bốn lần việc làm trong ngành hàng không. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5, tỷ lệ lao động tại quốc gia này đã sụt giảm 48%, với 13% trong số đó là những công việc trong ngành hàng không. Ngành hàng không tại Hoa Kỳ là một ngành được bảo vệ chặt chẽ bởi các Liên đoàn lao động. Các hãng hàng không đều cho rằng Chính phủ phải có những biện pháp hỗ trợ họ trong lúc này. 

Tại Singapore, du lịch và các ngành dịch vụ khác chiếm tỷ trọng lớn nhiều so với ngành hàng không. Tuy vậy, Chính phủ quốc gia này vẫn áp dụng các biện pháp thúc đẩy sân bay Changi và hãng hàng không Singapore Airlines Ltd. mở cửa sớm nhất có thể.

Ngoài ra, ‘bong bóng du lịch’ còn liên quan đến yếu tố ngoại giao. Các quốc gia vùng biển Caribbean, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đều phụ thuộc phần lớn vào du lịch và có nguy cơ suy thoái nặng nề nếu thời gian đóng cửa biên giới kéo dài. Hoa Kỳ, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản và Úc là nguồn khách du lịch chính của các quốc gia này và có khả năng có thể tham gia vào 'bong bóng du lịch' ngay khi biên giới bắt đầu nới lỏng hạn chế.

Những yếu tố phức tạp trên có thể lý giải cho việc triển khai tương đối chậm của ‘bong bóng du lịch’ trên một số quốc gia. Hiện tại, Chính phủ các quốc gia trên thế giới vẫn chưa khuyến khích người dân đi du lịch và những kế hoạch du lịch sẽ phải hoãn trong một thời gian dài - đến khi đại dịch qua đi.

Q.L

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên