Việc làm vô thức trong bữa ăn của người Việt được chỉ ra là nguyên nhân đằng sau căn bệnh béo phì và tiểu đường loại 2
Bộ não của chúng ta mất khoảng 20 phút để nhận ra rằng bản thân đã ăn đủ, thế nhưng nhiều người đang mắc phải một lỗi cực kỳ nghiêm trọng khiến cơ thể ăn nhiều hơn bình thường.
- 05-12-2020Nam 3 lạnh, nữ 3 nóng: Nhớ 6 nguyên tắc "âm dương" đơn giản, rẻ tiền này để cả mùa đông không lo đau ốm, nhức mỏi
- 05-12-2020Em bé sinh ra từ phôi đông lạnh 27 tuổi: Giải đáp thắc mắc vạn người muốn biết
- 05-12-2020Người đàn ông mắc ung thư phổi sau 5 năm đi làm: Cảnh báo 6 việc dễ "kích thích" tế bào ung thư phát triển nhanh
Rất nhiều người có thói quen ăn vội vàng và không chú ý trong quá trình thưởng thức đồ ăn. Đó là một thói quen rất xấu có thể dẫn đến ăn quá nhiều, tăng cân và béo phì.
Nguyên nhân dẫn đến ăn quá nhiều
Trong thế giới bận rộn ngày nay, mọi người thường ăn một cách nhanh chóng và vội vàng. Tuy nhiên, bộ não của bạn cần thời gian để xử lý các tín hiệu no. Trên thực tế, có thể mất tới 20 phút để não nhận ra rằng bạn đã no. Khi ăn nhanh, bạn sẽ dễ dàng ăn nhiều thức ăn hơn mức cơ thể thực sự cần. Theo thời gian, lượng calo dư thừa có thể dẫn đến tăng cân .
Một nghiên cứu ở trẻ em cho thấy 60% những người ăn nhanh cũng ăn quá nhiều. Những người ăn nhanh cũng có nguy cơ bị thừa cân cao gấp 3 lần.
Tăng nguy cơ béo phì
Béo phì là một trong những vấn đề sức khỏe lớn nhất trên toàn thế giới. Đây là một căn bệnh phức tạp không chỉ đơn giản là do chế độ ăn uống kém, lười vận động hoặc thiếu kỷ luật.
Ăn nhanh đã được nghiên cứu như một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến thừa cân và béo phì. Một đánh giá gần đây về 23 nghiên cứu cho thấy những người ăn nhanh có nguy cơ bị béo phì cao gấp đôi so với những người ăn chậm.
Các vấn đề sức khỏe khác
Ăn nhanh không chỉ làm tăng nguy cơ thừa cân và béo phì mà còn có liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm:
Kháng insulin: Ăn quá nhanh có liên quan đến nguy cơ kháng insulin cao hơn, biểu hiện rõ nhất của vấn đề này là lượng đường và insulin trong máu cao. Đây là dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 2 và hội chứng chuyển hóa.
Bệnh tiểu đường loại 2: Ăn nhanh có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn. Một nghiên cứu cho thấy những người ăn nhanh có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2,5 lần so với những người ăn chậm.
Hội chứng chuyển hóa: Ăn nhanh và tăng cân liên quan có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa, một nhóm các yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim.
Tiêu hóa kém: Những người ăn nhanh thường cho biết tiêu hóa kém là hậu quả của việc ăn quá nhanh. Chúng có thể cắn lớn hơn và nhai thức ăn ít hơn, điều này có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa.
Làm thế nào để giảm tốc độ ăn
Ăn chậm hơn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó có thể làm tăng cảm giác no của và giảm lượng calo chúng ta nạp vào cơ thể. Nó cũng cải thiện tiêu hóa và cách thưởng thức thức ăn của chúng ta.
Nếu bạn muốn ăn chậm hơn, đây là một số cách bạn có thể thử:
Đừng ăn trước màn hình: Ăn trước TV, máy tính, điện thoại thông minh hoặc các thiết bị khác có thể khiến bạn ăn nhanh và thiếu tập trung. Nó cũng có thể khiến bạn không ý thức được số lượng đồ ăn mình đã ăn. Hãy tránh xa các thiết bị điện tử, những thứ khiến bạn phân tâm trong bữa ăn. Điều này giúp bạn chậm lại và thưởng thức bữa ăn ngon miệng hơn.
Đừng để quá đói: Các chuyên gia khuyến cáo chúng ta không nên để bản thân quá đói trước mỗi bữa ăn. Nó có thể làm cho bạn ăn quá nhanh và nạp nhiều thức ăn hơn mức cần thiết. Giải pháp cho tình trạng này là bạn nên ăn một số ăn nhẹ lành mạnh trước 1 tiếng hoặc 30 phút.
Uống nước: Uống nước trong suốt bữa ăn sẽ giúp bạn cảm thấy no và khuyến khích bạn ăn chậm lại.
Nhai kỹ: Nhai thức ăn thường xuyên hơn trước khi nuốt không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn làm giảm tốc độ ăn của chúng ta. Hãy thử tập nhai thức ăn khoảng 20-30 lần trước khi nuốt.
Ăn thực phẩm giàu chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ như trái cây và rau quả không chỉ giúp no mà còn khiến bạn mất nhiều thời gian để nhai.
Cắn từng miếng nhỏ: Cắn miếng nhỏ hơn có thể giúp bạn giảm tốc độ ăn và giúp bữa ăn kéo dài hơn.
Ăn chánh niệm: Ăn uống chánh niệm là một biện pháp cực kỳ hiệu quả. Nguyên tắc cơ bản đằng sau phương pháp này là chú ý đến thực phẩm chúng ta đang ăn.
Giống như tất cả các thói quen mới, ăn chậm cần sự luyện tập và kiên nhẫn, chúng ta nên bắt đầu với một trong những mẹo nhỏ và phát triển thói quen từ đó. Ăn nhanh là một thực tế phổ biến trong thế giới nhịp độ nhanh ngày nay. Mặc dù nó có thể giúp bạn tiết kiệm vài phút trong giờ ăn, nhưng nó cũng làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm béo phì và tiểu đường loại 2. Vì vậy hãy ăn chậm và thưởng thức trọn vẹn bữa ăn của bạn.
Nguồn: Healthline