Việc Trung Quốc cấm bán 7 dòng iPhone, Qualcomm và Apple có thể sẽ phải ngồi lại đàm phán tìm giải pháp
Mặc dù phán quyết của Toà án Phúc Châu nghiêng về phía Qualcomm, nhưng thực ra cả nhà sản xuất chip và cả "quả táo" cũng đang gặp phải nhiều khó khăn.
- 10-12-2018Cuộc chiến của Qualcomm và Apple sẽ kết thúc vào năm 2019?
- 04-12-2018Cập nhật: Qualcomm khẳng định đề xuất thâu tóm NXP đã kết thúc, bất chấp Mỹ - Trung "đình chiến"
- 03-12-2018Apple quyết “lôi” Qualcomm ra tòa
Qualcomm cho biết công ty đã thắng vụ kiện với Apple tại Trung Quốc, một toà án nước này đã đồng ý với đề nghị ban hành lệnh cấm bán một số mẫu iPhone tại thị trường đại lục.
Toà án Nhân dân Phúc Châu đã đưa ra phán quyết rằng Apple đang vi phạm 2 bằng sáng chế của Qualcomm và ban hành lệnh cấm bán đối với các mẫu: iPhone 6S, iPhone 6S Plus, iPhone 7, iPhone 7 Plus, iPhone 8, iPhone 8 Plus và iPhone X, nhà sản xuất chip thông báo hôm thứ Hai. Các mẫu mới được ra mắt vào hồi tháng 9 không nằm trong danh sách cấm, bao gồm: iPhone XS, XR và XS Max.
Phán quyết này có thể sẽ ảnh hưởng đến doanh số bán iPhone trên thị trường lớn nhất dành cho các thiết bị smartphone, nơi Apple thu về 1/5 số doanh thu và đúng thời điểm nhu cầu đối với sản phẩm chủ chốt của "quả táo" cũng đang sụt giảm.
Hai công ty Mỹ hiện đã ở trong các vụ kiện tụng trên thế giới một thời gian dài, về phí cấp phép mà Qualcomm sử dụng cho công nghệ sản xuất chip đối với hệ thống của các điện thoại thông minh. Apple đã lập luận rằng nhà cung cấp cũ của họ thiếu công bằng, Qualcomm đã lợi dụng vị trí là cung cấp lớn nhất của các sản phẩm chip cho smartphone để buộc họ phải trả phí. Qualcomm phản bác rằng Apple đang sử dụng tài sản trí tuệ của công ty họ mà không trả phí và các án lệ đều nhắm đến mục đích buộc nhà sản xuất chip phải giảm mức phí cấp phép.
Các bằng sáng chế này liên quan đến ứng dụng thay đổi kích thước hình ảnh và quản lý ứng dụng trên màn hình cảm ứng.
Apple cho biết trong một tuyên bố: "Nỗ lực của Qualcomm trong việc ban hành lệnh cấm đối với các sản phẩm của chúng tôi là một động thái tuyệt vọng của một công ty có các hành động vi phạm pháp luật, hiện đang bị nhiều cơ quan pháp lý trên thế giới điều tra." Tối muộn hôm thứ Hai, Apple cho biết công ty đã gửi yêu cầu xét lại đến toà án, bước đầu tiên trong việc kháng cáo sơ bộ để dỡ bỏ lệnh cấm. Công ty này thông báo: "Tất cả phiên bản iPhone vẫn được bày bán cho khách hàng Trung Quốc."
Sau khi thông tin về vụ việc lan rộng, cổ phiếu Apple tăng 0,2% trên sàn New York, Qualcomm tăng, 2,1%.
Không chỉ có vụ kiện ở Trung Quốc, Qualcomm cũng đệ đơn khiếu nại Apple tại Munich, Mannheim (Đức) và gửi yêu cầu về một trường hợp khác tới Uỷ ban Thương mại Quốc tế Mỹ tại Washington. Phán quyết của toà ở ba vụ kiện này đều có thể sẽ nghiêng về phía Qualcomm, nếu đúng là như vậy, các hoạt động bán hàng sản phẩm iPhone có thể sẽ bị cấm hoặc hạn chế.
"Mối đe doạ này có thể khiến công ty sẽ nghiêm túc về việc cố gắng giải quyết mọi việc", Paul Berghoff, luật sư về bằng sáng chế tại McDonnell Boehnen Hulbert & Berghoff, cho hay. Việc này có hiệu quả hay không còn "phụ thuộc vào Apple sẽ phải chịu tổn thức ở mức nào."
Các toà án tại Đức đã từ chối các động thái thẳng thắn như Toà án Phúc Châu của Trung Quốc. Tại Mỹ, một thẩm phán về thương mại đã phản lệnh cấm nhập khẩu đối với Apple, ngay cả khi nhà sản xuất iPhone có vi phạm bằng sáng chế của Qualcomm. Đúng là như vậy, Trung Quốc đã đồng ý với việc loại bỏ các mẫu iPhone mới nhất ra khỏi danh sách cấm bán.
Tuy nhiên, phán quyết của toà án Trung Quốc cũng sẽ làm tăng rủi ro chính trị đối với Apple, vốn đã ở trong cuộc tranh chấp thương mại căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, theo các nhà phân tích. Aaron Rakers tại Well Fargo Securites, cho biết quyết định của toà án Phúc Châu là có động cơ chính trị.
Qualcomm cần phải giải quyết các tranh chấp, hơn là những vụ kiện pháp lý. Apple đã ngừng trả phí cấp phép - nguồn lợi nhuận chính của nhà sản xuất chip - và đã sử dụng chip của Intel thay vì Qualcomm cho iPhone. Chính việc này đã khiến doanh thu hàng năm của Qualcomm giảm liên tiếp.