Việt Nam có heo ăn chuối còn đây là nguyên liệu được quốc gia sản xuất thịt lợn lớn nhất lựa chọn - Nhập khẩu hơn một nửa sản lượng toàn thế giới
Việt Nam xuất hiện các loại thịt như heo ăn chuối, heo ăn chay,…còn đây mới là nguyên liệu chính được Trung Quốc lựa chọn chăn nuôi đàn heo của mình.
- 18-11-2022Ra mắt ô tô điện giá chỉ ngang Honda SH, phạm vi hoạt động 200 km
- 15-11-2022Ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời không còn là điều viển vông - Hãng xe Đức sắp trình làng chiếc xe của tương lai vào năm 2023, giá niêm yết hơn 600 triệu đồng
- 14-11-2022Sau ô tô điện, cuộc đua tiếp theo gọi tên ô tô bay - Chân dung hãng tiên phong với mục tiêu trở thành “Tesla ngành taxi bay”
Ảnh minh họa
Trung Quốc là nhà sản xuất thịt heo lớn nhất thế giới. Ở quốc gia này, đậu tương là nguyên liệu hàng đầu được lựa chọn để chăn nuôi heo.
Gần đây, Trung Quốc ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường đậu tương của Mỹ. Trong tuần vừa qua, lượng mua của quốc gia này tăng mạnh và lớn hơn so với dự kiến. Lượng nhập khẩu này là rất cần thiết trong bối cảnh nguồn cung đậu tương của Trung Quốc đã dần cạn kiệt.
Trung Quốc chiếm 60% lượng nhập khẩu đậu tương toàn cầu. Sau đó, đậu tương được nghiền thành thức ăn cho lợn với hàm lượng protein cao giúp thúc đẩy chăn nuôi, hỗ trợ nhu cầu thịt lợn của quốc gia này.
Trung Quốc cũng là nước nhập khẩu thịt lợn hàng đầu và điều đó có thể làm giảm nhu cầu về đậu tương nếu nhập khẩu thịt lợn tăng. Khi nhập khẩu đậu tương mạnh, điều đó thường cho thấy nhu cầu thức ăn chăn nuôi tốt và đàn lợn ở Trung Quốc đang phát triển tốt.
Nhập khẩu đậu tương và thịt lợn của Trung Quốc qua các năm. Đồ họa: Reuters
Giá bột đậu tương của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục trong tháng 10 do nguồn cung thắt chặt sau nhiều tháng nhập khẩu đậu tương ở mức thấp. Lượng đậu đến Trung Quốc vào tháng trước bất ngờ giảm xuống mức thấp nhất trong 8 năm do những rắc rối về hậu cần của Mỹ.
Trung Quốc đã tăng đáng kể nhập khẩu thịt lợn vào năm 2019 sau khi dịch bệnh lây lan qua đàn lợn bắt đầu từ năm 2018 có khả năng giết chết tới 40% số lợn của nước này. Vào giữa năm 2020, lượng thịt lợn nhập khẩu của Trung Quốc lớn gấp bốn lần so với mức trung bình trước đó (khoảng 100.000 tấn mỗi tháng) và sau đó duy trì ở mức cao trong hầu hết năm 2021.
Trung Quốc báo cáo đàn lợn nái của họ tính đến tháng 9 chỉ giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù giá lợn hơi trong tháng trước đã tăng lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2021. Trung Quốc vẫn chưa tăng mua thịt lợn từ Mỹ, một trong những nhà cung cấp hàng đầu của họ. Tính đến ngày 10 tháng 11, kim ngạch xuất khẩu thịt lợn của Mỹ sang Trung Quốc trong năm 2022 ở mức thấp nhất trong 4 năm và gần bằng một nửa so với mức của năm 2021.
Nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc đã tăng nhẹ kể từ đợt sụt giảm vào giữa năm do các lô hàng của Brazil tăng đáng kể kể từ đầu năm nay. Các chuyến hàng của Mỹ đến Trung Quốc trong tháng 8 cũng đạt mức cao nhất trong hơn một năm, tuy nhiên số lượng chỉ tăng nhẹ.
Tính đến tháng 10, nhập khẩu đậu tương năm 2022 của Trung Quốc là 73,2 triệu tấn, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng mua tại Mỹ để vận chuyển đến tháng 8 năm 2023 là gần 21 triệu tấn tính đến ngày 10 tháng 11, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái, khi các giao dịch sụt giảm liên quan đến các nhà xuất khẩu Mỹ.
Nhu cầu tại Trung Quốc và thời gian đỡ bỏ các lệnh hạn chế vẫn còn là bài toán khó đối với các nhà đầu tư. Nhu cầu đối với hàng hóa nông nghiệp cũng đang không chắc chắn. Bắc Kinh chỉ mới nới lỏng chính sách COVID-19 gần đây, mặc dù các ca mắc hiện đang gia tăng và không chắc liệu Chính phủ nước này cho phép nới lỏng hơn hay không.
Theo Reuters
Nhịp sống thị trường