Việt Nam có nguy cơ mất đi 700 triệu USD mỗi năm từ tiền gửi của lao động từ Hàn Quốc?
Mỗi năm, Hàn Quốc tiếp nhận từ 10.000 – 12.000 người Việt Nam sang lao động theo chương trình EPS, thu về nguồn ngoại tệ lớn lên đến 700 triệu USD. Tuy nhiên khoản thu này có khả năng mất đi bởi "quả bom" lao động bỏ trốn đang phát nổ.
- 29-07-2016Xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc: Sẽ hạn chế ở một số địa phương?
- 15-03-2016Cảnh báo lừa xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc
- 06-01-2016Xử phạt lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc: 2 năm chưa phạt được ai
- 26-11-2015Nhiều giải pháp mạnh với lao động trái phép ở Hàn Quốc sau 31/12/2015
Hàn Quốc là thị trường lao động hấp dẫn đối với người Việt Nam bởi thu nhập của người lao động khi làm việc tại đây vẫn thuộc top cao nhất, các chính sách đãi ngộ tương đối tốt và nhu cầu tuyển dụng tại thị trường này khá đa dạng với nhiều đầu việc và số lượng.
Thu nhập khi đi xuất khẩu khi đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc khá ổn định, giao động từ 20 đến 30 triệu/ tháng, tuỳ thuộc vào từng công việc. Mức thu nhập này chưa kể làm việc thêm ngoài giờ, do đó nếu người lao động chăm chỉ làm thêm giờ thì thu nhập sẽ được cải thiện một cách đáng kể.
Cụ thể, mức lương hiện tại cho người lao động được ký với doanh nghiệp Hàn Quốc tối thiểu là 1.352.230 won – 1.600.000 won/tháng tương đương 26,5 – 30 (triệu đồng) / tháng. Lương của người lao động sẽ được áp dụng theo luật lao động Hàn Quốc, mức lương tối thiều tính theo giờ làm việc, mỗi giờ làm việc là 6470 won (130.000 đồng) 1 tuần làm việc 5 ngày, 1 ngày làm việc 8 giờ.
Sau khi trừ đi toàn bộ chi phí sinh hoạt tại Hàn Quốc người lao động nhận được số lương thực lĩnh từ 800.000 – 1.000.000 won/ tháng.
Như vậy, mỗi tháng người lao động tại Hàn Quốc để ra được 15- 20 triệu đồng. Đây là khoản thu nhập chưa tính làm thêm ngoài giờ, hoặc các ngày lễ tết. Nếu có thu nhập riêng, thì khoản thu nhập mà người lao động có được là khá tốt.
Do vậy, hàng năm Hàn Quốc tiếp nhận một lượng lớn người lao động Việt Nam sang làm việc. Theo thống kê, lượng lao động này lên đến 10.000 – 12.000 người mỗi năm đi theo chương trình EPS (chương trình lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc, hưởng các chế độ như lao động bản địa), nhờ đó, GNP (tổng sản phẩm quốc gia) Việt Nam tăng thêm 700 triệu USD mỗi năm.
Tuy nhiên, khoản ngoại tệ quan trọng này có thể mất đi vì tỷ lệ lao động bỏ trốn cao khiến Hàn Quốc có ý định dừng chương trình EPS. Hiện tại, Hàn Quốc đã quyết định giảm 1/3 hạn ngạch “nhập khẩu” người lao động Việt Nam, chỉ còn 3.000 – 3.500 lao động/năm.
Tình trạng này cũng khiến cho Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) vừa phải ban hành Công văn thông báo tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc tại 90 quận, huyện có tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước cao của 10 địa phương.
Theo đó, 90 quận/huyện có tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước cao hơn 35% thuộc 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Bắc Ninh, Quảng Bình, Hưng Yên, có số lao động cư trú bất hợp pháp cao nhất tại Hàn Quốc thuộc diện đưa vào xem xét tạm dừng tuyển chọn trong năm 2016.
Bộ (LĐ-TB-XH) cũng tạm dừng tuyển lao động trong năm 2016 đối với 44 quận/huyện có số người cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 60 người trở lên trong số 90 quận/huyện nêu trên.Thông tin trên được công bố sau khi Bộ LĐ-TB-XH đã thống nhất với Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc.