MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Việt Nam công bố các dòng thuế ưu đãi theo lộ trình CPTPP

Lộ trình cắt giảm thuế một số mặt hàng với các quốc gia, vùng lãnh thổ trong khối CPTPP vừa được Việt Nam ban hành.

Ngày 26/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Nghị định ban hành biểu thuế xuất khẩu ưu đãi và biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) giai đoạn 14/1/2019 - 31/12/2022.

Các biểu thuế này áp dụng với 6 quốc gia bao gồm Mexico, Nhật Bản, Singapore, Newzealand, Canada và Australia - những được hưởng thuế theo quy định của CPTPP.

Việt Nam công bố các dòng thuế ưu đãi theo lộ trình CPTPP - Ảnh 1.

Chế biến thủy sản xuất khẩu. Ảnh: Tuổi Trẻ.

Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi gồm 519 dòng thuế. Các mặt hàng không thuộc biểu thuế này sẽ áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi 0% khi xuất khẩu sang lãnh thổ các nước trên.

Để được hưởng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi, hàng hóa xuất khẩu phải có chứng từ vận tải và tờ khai nhập khẩu đến các nước đó.

Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt gồm 10.647 dòng thuế theo cấp độ 8 số và 350 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số và Danh mục hàng hóa và thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với xe ô tô đã qua sử dụng áp dụng.

Các hàng hóa trong diện ưu đãi thực hiện xuất nhập khẩu từ ngày 14/1 đến trước ngày thông tư có hiệu lực sẽ được cơ quan hải quan xử lý tiền nộp thừa nếu nếu nộp theo mức cao hơn.

Việt Nam công bố các dòng thuế ưu đãi theo lộ trình CPTPP - Ảnh 2.

Lộ trình cắt giảm thuế một số mặt hàng với các quốc gia, vùng lãnh thổ trong khối CPTPP. Số liệu: Bộ Tài chính.

Theo quy định của Hiệp định CPTPP, 6 nước đầu tiên phê chuẩn Hiệp định có quyền thông báo với các nước phê chuẩn sau về thời điểm bắt đầu lộ trình cắt giảm thuế. Việt Nam là nước thứ 7 thông qua hiệp định này.

Trên cơ sở đó, Việt Nam sẽ áp dụng mức cắt giảm thuế lần thứ 2 từ ngày 14/1 đối với 5 nước Australia, Newzealand, Canada, Nhật Bản, Singapore. Với Mexico, Việt Nam áp dụng mức cắt giảm thuế lần thứ nhất ngày 14/1.

Theo Bộ Tài chính, việc áp dụng 2 lộ trình riêng cho hai nhóm nước như trên đảm bảo tuân thủ cam kết và đảm bảo lợi ích cho Việt Nam.

Theo Nam Anh

Người đồng hành

Trở lên trên