Việt Nam đang có bao nhiêu người sở hữu tài sản trên 1.000 tỷ đồng?
Số người giàu có tài sản trên 1.000 tỷ đồng ở Việt Nam đã giảm mạnh so với thời điểm đầu năm 2021.
- 11-01-2023Top 5 tỉnh thành có GRDP bình quân đầu người cao nhất Việt Nam 2022: Hải Phòng vượt qua Bình Dương
- 10-01-2023Lộ diện top 5 địa phương có kim ngạch xuất khẩu cao nhất cả nước năm 2022
- 04-01-2023Top 5 tỉnh thành quy mô kinh tế lớn nhất cả nước năm 2022
Nếu xét theo tài sản trên sàn chứng khoán, thì theo thống kê vào ngày 12/01/2023, Việt Nam đang có 101 người có tài sản trị giá hơn 1.000 tỷ đồng trên sàn chứng khoán, con số này giảm mạnh so với thống kê vào thời điểm tháng 3 /2022, khi con số là 155 người.
Trước đó, vào giữa năm 2021, Việt Nam có hơn 110 người có tài sản trên 1.000 tỷ đồng.
Ngoài số tài sản được niêm yết trên sàn chứng khoán, chưa có một thống kê chính xác nào về số lượng cá nhân sở hữu tài sản ròng trên 1.000 tỷ đồng tại Việt Nam.
Tuy nhiên, chưa có một thống kê chính xác nào về số lượng cá nhân sở hữu tài sản ròng trên 1.000 tỷ đồng tại Việt Nam. Con số mới nhất được thống kê là ngưỡng để lọt top 0,001% dân số có tài sản lớn nhất Việt Nam. Theo dữ liệu được thu thập từ Cơ sở dữ liệu về Bất bình đẳng Thế giới, năm 2021, 0,001% này sẽ có tài sản từ 84,78 triệu USD trở lên.
Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu Credit Suisse, năm 2020, tổng tài sản ròng của Việt Nam là 965 tỷ USD, đứng thứ 37/168 nền kinh tế được Credit Suisse theo dõi.
Xét trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 5 sau Indonesia (3.199 tỷ USD), Singapore (1.627 tỷ USD), Thái Lan (1.367 tỷ USD) và Philippines (1.024 tỷ USD).
Các nhà nghiên cứu tại Credit Suisse định nghĩa tài sản, hay "giá trị ròng", là tổng của tất cả các tài sản tài chính và phi tài chính trừ đi các khoản nợ. Người ta có thể tranh luận về phương pháp định nghĩa này, đặc biệt là khi nó liên quan đến giá trị của tài sản vô hình về địa lý hoặc địa điểm văn hóa.
Nhưng cách tính toán này tương tự như bảng cân đối kế toán của một hộ gia đình hoặc doanh nghiệp, ngoại trừ việc, đây là bảng cân đối kế toán cho cả một nền kinh tế.
Cũng theo báo cáo, tính đến năm 2020, Hoa Kỳ vẫn là nền kinh tế giàu nhất thế giới tính theo tài sản khi kiểm soát tới 126.340 tỷ USD tài sản, tương đương 30,3% tổng tài sản ròng của toàn thế giới. Trung Quốc đứng thứ hai với tổng tài sản 74.884 tỷ USD, chiếm gần 18% tổng tài sản ròng toàn cầu.
Năm 2000, trung bình mỗi người Việt Nam chỉ có tài sản tương đương 1.595 USD, sau đó tăng tương đối đều qua các năm và tăng mạnh kể từ năm 2017 trở lại đây. Đến năm 2020, với tổng dân số trưởng thành là 68,565 triệu người, trung bình mỗi người trưởng thành ở Việt Nam sở hữu số tài sản 14.075 USD và đứng thứ 103 thế giới.
Nguồn dữ liệu: Credit Suisse
Các nhà nghiên cứu tại Credit Suisse định nghĩa tài sản, hay "giá trị ròng", là tổng của tất cả các tài sản tài chính và phi tài chính trừ đi các khoản nợ. Người ta có thể tranh luận về phương pháp định nghĩa này, đặc biệt là khi nó liên quan đến giá trị của tài sản vô hình về địa lý hoặc địa điểm văn hóa.
Nhưng cách tính toán này tương tự như bảng cân đối kế toán của một hộ gia đình hoặc doanh nghiệp, ngoại trừ việc, đây là bảng cân đối kế toán cho cả một nền kinh tế.
Nhịp sống thị trường