Việt Nam đóng bảo hiểm xã hội cao nhất ASEAN
Theo VASEP các nước trong khu vực chỉ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 13%-5% lương tháng, trong khi Việt Nam lên tới 32%.
- 27-02-20188.000 doanh nghiệp “mất tích”, nợ bảo hiểm xã hội khoảng 2.000 tỷ đồng
- 21-12-2017Tính bảo hiểm xã hội kiểu mới từ 2018: Doanh nghiệp lẫn người lao động đều bị tổn thương?
- 28-11-2017Hợp nhất thu thuế và bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ bị tác động như thế nào?
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản đến Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Bộ NN&PTNN và Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) về những bất cập trong tỉ lệ đóng góp bảo hiểm xã hội và phí công đoàn.
Theo VASEP, chi phí lao động ngày một tăng cao trong khi năng suất lao động tăng rất ít. Do đó, trong giai đoạn quá độ như hiện nay, cần có các chính sách về thu bảo hiểm xã hội (BHXH) một cách hài hòa, tăng thu nhập thực tế cho NLĐ, tránh mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và NLĐ.
“Doanh nghiệp (DN) muốn đóng các khoản an sinh xã hội để khi NLĐ nghỉ việc hoặc nghỉ hưu trí theo chế độ bớt khó khăn hơn trong cuộc sống nhưng trước hết phải làm sao sản xuất - kinh doanh phải tốt và tồn tại được. Do đó, trong giai đoạn quá độ vẫn cần một lực kéo mạnh (mà đầu tàu là Nhà nước) giúp NLĐ và người sử dụng LĐ xích lại gần nhau. Đồng thời gia tăng giải quyết được nhiều việc làm hơn…” - VASEP nhấn mạnh.
VASEP cho rằng các nước trong khu vực chỉ đóng BHXH 13%-5% lương tháng, trong khi Việt Nam lên tới 32%. Hình minh họa.
VASEP cho biết các báo cáo chuyên môn cũng chỉ rõ, mức đóng BHXH hiện tại của Việt Nam đang cao nhất trong khu vực ASEAN, lên tới 32% tổng thu nhập tiền lương tháng (DN đóng 22%, NLĐ đóng 10%). Đó là chưa kể 3% phí công đoàn (DN đóng kinh phí công đoàn 2% quỹ lương, NLĐ đóng 1%).
Trong khi đó, cùng khu vực nhưng Malaysia chỉ phải đóng BHXH chiếm 13% lương tháng, Philippines là 10%, Indonesia 8%, còn Thái Lan 5%....
“Vì vậy, chúng tôi đề nghị giảm các khoản đóng BHXH của DN và NLĐ từ năm 2018. Phương án xem xét là giảm 4% tỉ lệ đóng BHXH (trở về mức đóng BHXH năm 2010) và giảm 1% kinh phí công đoàn…” - đại diện VASEP nói.
Cũng trong kiến nghị này, VASEP chỉ ra các gánh nặng đang dồn DN trong năm 2018 gồm: Tăng mức lương tối thiểu vùng; đối tượng đóng BHXH mở rộng từ năm 2018; mức đóng BHYT cho gia đình được giảm theo số lượng người tham gia BHYT nhưng mức đóng BHYT cho DN vẫn giữ nguyên 100%, không được giảm theo số lượng người tham gia; từ năm 2018, các mức phí đóng BHXH được tính trên tổng thu nhập chứ không còn chỉ đóng trên nền lương cơ bản của NLĐ như trước đây.
Ngoài ra, VASEP cũng nêu sự bất cập trong cách tính lương hưu nữ theo Luật Bảo hiểm xã hội mới làm nhiều LĐ nữ bị giảm 10% lương hưu: “Vì vậy, chúng tôi kiến nghị việc tăng thời gian đóng bảo hiểm đối với nữ cần có lộ trình như nam giới…” - VASEP nêu quan điểm.
Pháp luật TPHCM