Việt Nam được dự báo sẽ đứng thứ hai Đông Nam Á về giá trị hàng hóa giao dịch trên không gian số vào năm 2030
Theo báo cáo SEA 2021 của Google, Temasek và Bain eConomy, tổng giá trị giao dịch kỹ thuật số của Việt Nam được dự báo sẽ đạt 220 tỷ USD vào năm 2030, đứng thứ hai Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia.
- 25-02-2022Phó TGĐ Kalapa: Sắp tới, công nghệ eKYC sẽ kết hợp giữa khuôn mặt và giọng nói
- 25-02-2022F1 cách ly tại nhà có nhận được khoản hỗ trợ nào không?
- 25-02-2022Sau một năm, tỷ lệ thất nghiệp của người di cư đến Hà Nội đã vượt di cư đến TP. HCM
Kể từ khi đại dịch bắt đầu đến giữa 2021, Việt Nam đã có thêm 8 triệu người tham gia sử dụng dịch vụ từ nền tảng kỹ thuật số. Trong số đó có 45% đến từ khu vực thành thị. Việc sử dụng kỹ thuật số đạt ở mức cao và gắn liền với cuộc sống. Báo cáo chỉ ra, 97% người dùng mới vẫn đang tiếp tục sử dụng và 99% đưa ý kiến sẽ tiếp tục sử dụng trong tương lai.
Nhìn chung, đa số các ngành trực tuyến tiếp tục tăng trưởng mạnh ở mức hai con số so với cùng kỳ năm trước. Tổng giá trị hàng hoá (GMV) của Việt Nam năm 2021 ước đạt 21 tỷ USD, tăng 31% so với năm trước. Dự kiến vào năm 2025, toàn bộ nền kinh tế Internet sẽ đạt giá trị 57 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) đạt 29%.
Tại Việt Nam, 30% nhà bán hàng tin rằng họ không thể vượt qua đại dịch nếu không có các nền tảng thương mại điện tử. Với ưu tiên lợi nhuận hàng đầu, 99% nhà bán hàng chấp nhận các hình thức thanh toán trực tuyến, 72% áp dụng các giải pháp cho vay thông qua kỹ thuật số.
Về phía người dùng, 60,5% dân số đã sử dụng nền tảng kỹ thuật số trước đại dịch, lượng người dùng mới năm 2020 là 7,4% dân số, người dùng mới 2021 là 2,9% và còn lại 29,35% dân số không sử dụng. Trung bình mỗi người dân Việt Nam sử dụng 2 nền tảng số cùng lúc.
Các nền tảng kỹ thuật số có thể chia thành dịch vụ tài chính và công cụ kỹ thuật số. Những dịch vụ thanh toán điện tử, chuyển tiền được cho là có từ 80- 90% gia tăng nhu cầu sử dụng. Về phía công cụ kỹ thuật, các công cụ mang tính tiếp thị hoặc phần mềm vận hành, bộ nhớ đám mây có tỷ lệ nhu cầu sử dụng trong 5 năm tới cao đến 90%.
Báo cáo nhận định, đại dịch Covid-19 làm tỷ lệ ngành du lịch trực tuyến (dịch vụ đặt phòng, quảng cáo du lịch qua mạng…) giảm sâu đến 45% nhưng tổng thể được bù đắp bởi nhiều lĩnh vực như thương mại điện tử, vận tải và thực phẩm, hay các nội dung nghe nhìn trực tuyến. Riêng thương mại điện tử có tỷ lệ tăng trưởng lên đến 53%.
Tổng giá trị các thương vụ giao dịch cũng tăng vọt do nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, cũng như các khuyến khích đúng đắn từ Chính phủ Việt Nam. Giá trị thương vụ giao dịch vào 2019 là 935 triệu USD, 2020 giảm còn 691 triệu USD nhưng riêng nửa năm đầu 2021 đã lên đến 1,36 tỷ USD.