MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Việt Nam liệu có thể trở thành trung tâm của công nghệ blockchain?

Công nghệ blockchain có thể giúp người nghèo được hưởng trợ giúp pháp lý hoàn hảo hơn.

Trong vài thập kỷ qua, đúng như những nhận định của Ngân hàng Thế giới, kinh tế Việt Nam thực sự tăng trưởng vững chắc và với tốc độ cao.

Việt Nam có được nhiều thành công về xã hội, y tế và giáo dục trong những năm gần đây, tỷ lệ đói nghèo rớt xuống mức 3%.

Năm 2018, kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng được 6,7%. Thế nhưng, dư địa để phát triển hơn nữa vẫn còn rất nhiều.

Trong lĩnh vực tài chính, chỉ khoảng 31% người trưởng thành ở Việt Nam có tài khoản ngân hàng.

Tuy nhiên, tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minh đang tăng cao, ước tính đến năm 2021 có đến 40% dân số Việt Nam sở hữu điện thoại thông minh.

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc dịch vụ tài chính blockchain dựa trên nền tảng ứng dụng sẽ có thể lôi kéo được những người chưa dùng dịch vụ ngân hàng.

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa vào hệ thống mã hoá vô cùng phức tạp, tương tự cuốn sổ cái kế toán của một công ty, nơi mà tiền mặt được giám sát chặt chẽ.

Thay cho việc chật vật để vay được tiền hoặc đầu tư tiền, ngày một nhiều người có thể có thêm cơ hội kiếm tiền.

Trưởng bộ phận chiến lược tiếp thị doanh nghiệp tại Vietnam's Infinity Blockchain Labs, cô Nicole Nguyen, nhận xét: “Các công ty mới ở Việt Nam có nhiều cơ hội để phát huy ý tưởng và phát triển mạng lưới, đặc biệt họ có nhiều cơ hội tiếp cận với lượng lớn người dân chưa dùng dịch vụ ngân hàng.”

Ngày một nhiều người muốn đầu tư vào công nghệ blockchain tại Việt Nam.

Trong cuộc phỏng vấn với McKinsey, hai tác giả của “Blockchain Revolution”, ông Don Tapscott và Alex Tapscott khẳng định công nghệ blockchain có thể dùng để lưu trữ hồ sơ đất đai trên khắp thế giới, như vậy những người nông dân có thể được hưởng sự bảo vệ pháp lý tốt hơn.

Trong khi đó, học giả Rob Gower và Jukka Aminoff viết rằng công nghệ blockchain có thể giúp cho kinh tế toàn cầu hội nhập tốt hơn, điều này sẽ có thể giúp kinh tế tăng trưởng cao hơn và giảm đói nghèo.

Dù đánh giá cao thành công về kinh tế của Việt Nam, Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh rằng Việt Nam chưa có nhiều bước tiến trong những vấn đề liên quan đến đói nghèo.

Theo WB, những người kiếm sống bằng nghề nông vẫn chịu rất nhiều rủi ro chịu tác động từ các yếu tố bất ổn kinh tế.

Công nghệ blockchain cũng có thể giúp cho kinh tế tăng trưởng, giúp người dân giàu có hơn nhờ hoạt động vận tải hiệu quả hơn, chi phí giao dịch giảm và giúp theo dõi đường đi của sản phẩm.

Tất nhiên, không hề dễ để có thể tìm ra giải pháp toàn diện về công nghệ blockchain cho thị trường Việt Nam thế nhưng một số người cho rằng, cơ hội vẫn nhiều hơn thách thức.

Hệ sinh thái của các doanh nghiệp mới tại Việt Nam đang ngày một năng động hơn và nó có thể mang đến mảnh đất màu mỡ giúp ứng dụng blockchain phát triển.

Theo Trung Mến

BizLIVE

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên