Vietnam Report: Vincommerce, Thế giới Di động đứng đầu top công ty bán lẻ uy tín năm 2019
Hai doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam là Vincommerce (hệ thống VinMart và VinMart+), và Thế giới di động với thương hiệu Điện máy xanh, là hai cái tên có điểm số uy tín hàng đầu, giữ vững được vị trí đầu bảng trong hai năm liên tiếp.
- 07-10-2019Doanh nghiệp xăng dầu 'tấn công' thị trường bán lẻ: Miếng bánh không dễ ăn
- 03-10-2019Ngành bán lẻ cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong thời đại 4.0
- 30-09-2019Doanh thu từ ngành bán lẻ tiếp tục đà tăng trưởng
- 11-09-2019Những điều thú vị về quỹ đầu tư rót tiền vào mảng bán lẻ Vingroup và hàng loạt cái tên như Masan, Vietjet…
Theo thông tin từ Vietnam Report về top các công ty bán lẻ uy tín năm 2019, các doanh nghiệp Việt đang chiếm ưu thế trên bảng xếp hạng.
Top 10 Công ty bán lẻ uy tín năm 2019 - Nhóm hàng tiêu dùng nhanh, siêu thị
Về nhóm hàng tiêu dùng nhanh, siêu thị, Vincommerce đứng trên AEON, Big C hay Lotte Mart. Còn với nhóm hàng lâu bền, điện máy, điện tử, đa phần là các doanh nghiệp Việt với vị trí cao nhất thuộc về Thế giới di động.
Top 10 Công ty bán lẻ uy tín năm 2019 - Nhóm hàng lâu bền, điện máy, điện lạnh, vàng bạc
Theo Vietnam Report, ngành bán lẻ trong nước đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng. Tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) trong giai đoạn 2013-2018 là 10,97%. Tổng doanh thu bán lẻ cũng dự kiến sẽ đạt 180 tỷ USD vào năm 2020, tương đương mức tăng 26,6% từ năm 2018.
Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong lĩnh vực bán lẻ những năm gần đây do quy mô dân số lớn với hơn 97 triệu người (theo số liệu mới nhất năm 2019), cơ cấu dân số trẻ (60% dân số ở độ tuổi 18-50).
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng được World Bank đưa ra dự báo là chi tiêu hộ gia đình sẽ tăng trung bình 10,5%/năm đi kèm tốc độ gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của các kênh bán lẻ kỹ thuật số và thương mại điện tử cũng rất đáng lưu tâm trong thời gian tới.
Tổ chức nghiên cứu này cũng chỉ ra một số xu hướng của ngành bán lẻ.
Thứ nhất, mặc dù ngành bán lẻ đang có tiềm năng phát triển rất lớn nhưng đi cùng với đó là mức độ cạnh tranh rất khốc liệt với sự "đổ bộ" của nhiều doanh nghiệp nước ngoài và cả trong nước, không ít doanh nghiệp cả nội và ngoại đã buộc phải rời bỏ thị trường.
Thời gian tới khi thị trường ở khu vực đô thị đang dần trở nên bão hòa thì thị trường bán lẻ hiện đại sẽ cần lan tỏa đến các vùng nông thôn, nơi đang là "mảnh đất" đầy tiềm năng để các doanh nghiệp phát triển kênh phân phối.
Thứ hai, mặc dù các kênh thương mại điện tử phát triển nhanh chóng, nhưng các kênh bán hàng truyền thống vẫn có sức thống trị thị trường.
Thứ ba, xu hướng ứng dụng thành tựu cách mạnh công nghiệp 4.0 nhằm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng đang buộc các doanh nghiệp bán lẻ phải thay đổi để tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực bán lẻ đang âm thầm diễn ra và tạo nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam với những thay đổi đột phá từ những tiêu chuẩn dịch vụ đa dạng, hiệu quả và nhanh chóng dựa trên nền tảng công nghệ số.
Thứ tư là xu hướng đầu tư và M&A trong ngành. Với một môi trường đầu tư được đánh giá là có nhiều cải thiện theo hướng tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, các nhà bán lẻ trong và ngoài nước đang có xu hướng mở rộng quy mô hoạt động tại Việt Nam thông qua các chiến lược M&A, nhượng quyền thương mại và các mô hình hợp tác khác nhằm khai thác tối đa quy mô thị trường với dân số gần 100 triệu người.
Thứ năm, hoạt động truyền thông của các thương hiệu bán lẻ Việt Nam chưa đủ mạnh. Trong bối cảnh cạnh tranh đang ngày càng khốc liệt, thống kê dữ liệu mã hóa thông tin trên truyền thông cho thấy, các doanh nghiệp bán lẻ hiện vẫn còn rất hạn chế xuất hiện trên truyền thông với độ bao phủ thông tin khá khiêm tốn.